Trái cây tươi là những loại thực phẩm có lượng vitamin rất dồi dào, đặc biệt là vitamin C. Bên cạnh đó thì trong trái cây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, những chất này sẽ làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh tật một cách hiệu quả. Theo đó thì những người bị u tuyến giáp nên ăn các loại trái cây như việt quất, kiwi, cherry, táo, dứa, cà chua, bí đao, cam, đậu hà lan và các loại quả mọng khác… Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là vào buổi sáng, nếu ăn vào buổi trưa hoặc chiều tốt thì ta nên ăn trước bữa cơm từ 1 tới 2 giờ để cơ thể có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nhiều loại rau có thể chống lại sự phát triển bất thường của tế bào – nguyên nhân gây ra u tuyến giáp nói riêng. Nhiều thành phần của rau củ còn có khả năng chống oxy hóa các gốc tự do, từ đó giúp giảm nhẹ hoặc phòng tránh tổn thương chức năng của màng tế bào và gen. Ngoài ra thì rau xanh cũng rất giàu vitamin cũng như chất xơ, vì thế sẽ giúp hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động thuận lợi hơn, góp phần làm ổn định chức năng của cơ thể suốt thời gian điều trị bệnh.
Các loại rau được đánh giá là tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp phải kể đến bắp cải, bông cải xanh, hẹ, sả, cần tây, các loại nấm, vv… Cách tốt nhất để ăn rau xanh chính là hấp rau, luộc vừa chín tới hoặc chế biến thành sallad, vv…
Iod là chất có vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất ra hormone tuyến giáp. Chất này còn có thể làm giảm thiểu sự phát triển của những khối u tuyến giáp lành tính. Những loại thức ăn giàu iod mà người bệnh có thể bổ sung bao gồm rong biển, tảo bẹ, ngũ cốc, trứng, sữa, vv…
Riêng với những bệnh nhân u tuyến giáp đang phải xạ trị hoặc điều trị bằng Iod thì nên kiêng ăn các thực phẩm kể trên.
Omega 3 hay Omega 6 chính là những acid béo không bão hòa đa. Những acid béo này chính là thành phần thiết yếu của cơ thể, có đặc tính chống viêm khá tốt, giúp tế bào nhạy cảm với hormon tuyến giáp. Vì cơ thể không thể tự sản xuất ra Omega 3 và 6 nên bạn có thể bổ sung các chất này từ các loại cá béo nước lạnh như cá hồi, cá cơm, cá tuyết, vv… Những loại cá đánh bắt tự nhiên này còn rất giàu đạm, selen, vitamin D cũng như vitamin B12.
Người bị u tuyến giáp có thể chế biến các món cá kể trên để sử dụng trong bữa cơm hằng ngày. Ngoài ra thì bạn còn có thể bổ sung thêm omega 3, 6 cho cơ thể bằng cách dùng những viên uống. Tuy nhiên thì lượng omega bổ sung này sẽ khác nhau tùy vào thể trạng từng người. Chính vì thế mà bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu như cơ thể bị thiếu hụt selen thì hormone tuyến giáp sẽ không thể được kích hoạt. Selen chính là chất vô cùng cần thiết trong quá trình loại bỏ một phân tử iod khỏi T4 để chuyển thành dạng T3 – dạng có thể sử dụng được. Nếu thiếu hụt selen thì enzyme glutathione peroxidase sẽ bị suy yếu, đây lại là loại enzyme khá cần thiết đối với chức năng kiểm soát viêm tuyến giáp. Nói cách khác thì tình trạng thiếu selen chính là nguyên nhân khiến tuyến giáp của chúng ta bị tổn thương.
Những loại thực phẩm giàu selen mà người bị u tuyến giáp có thể sử dụng chính là những loại hạt, tỏi, cá ngừ, rau chân vịt, thịt bò, cá bơn, gan bò, gà tây, thịt bò hoặc thịt gà… Những loại thực phẩm này có thể được chế biến thành món ăn hằng ngày. Sử dụng điều độ chắc chắn sẽ giúp bệnh tình của bạn thuyên giảm đáng kể.