Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Phác đồ điều trị HP dạ dày mới nhất của Bộ Y tế

Phác đồ điều trị HP của Bộ Y Tế đảm bảo loại bỏ căn bệnh này nhanh chóng, an toàn cho người bệnh hay không? Dưới đây hãy cùng tham khảo phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính từ Bộ Y Tế để bệnh nhân có được chất lượng sống thật tốt và hợp lý nhất.

Phác đồ điều trị HP dạ dày là gì?

Thực chất phác đồ điều trị HP là một chuỗi các xét nghiệm xác định người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn viêm dạ dày HP hay không. Mục đích chính là để điều trị tận gốc loại vi khuẩn HP gây nên bệnh lý về dạ dày này.

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn có sức đề kháng cao, có thể sinh sống ở môi trường khắc nghiệt như dạ dày nên rất khó để tiêu diệt tận gốc. Vi khuẩn hp sống được bao lâu? Vi khuẩn này tồn tại rất lâu trong dạ dày, nếu không loại bỏ vi khuẩn đó sẽ phát triển mạnh và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe dạ dày.

Muốn biết mình có bị bệnh về dạ dày hay không hãy tiến hành xét nghiệm theo phác đồ điều trị vi khuẩn HP này như sau:

  • Nội soi dạ dày kiểm tra vi khuẩn Hp

  • Test thở Ure

  • Xét nghiệm phân

  • Xét nghiệm máu

Bật mí chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Phác đồ điều trị HP dạ dày mới nhất của Bộ Y tế

Bộ Y Tế đề nghị với phác đồ điều trị các vi khuẩn HP trong dạ dày cần tiêu diệt được > 80% vi khuẩn HP. Phác đồ điều trị này sẽ bao gồm các phác đồ cơ bản như sau:

hotline

Phác đồ 3 thuốc

Với phác đồ này bệnh nhân bị chứng viêm dạ dày HP ở mức độ nhẹ có thể sử dụng. Thời gian dùng thuốc liên tục từ 7 đến 14 ngày. Các loại thuốc cơ bản bao gồm:

  • PPI (2 lần/ ngày)

  • Clarithromycin (500mg x 2 lần/ ngày)

  • Amoxicillin (1g x 2 lần/ ngày) hoặc metronidazole (500mg x 2 lần/ ngày)

Phác đồ 4 thuốc

Nếu bệnh nhân sử dụng liệu pháp 3 thuốc nhưng không hiệu quả thì tiến hành liệu pháp phác đồ 4 thuốc. Hoặc cũng có thể bệnh nhân trước đó đã sử dụng nhóm thuốc kháng sinh macrolide (clarithromycin). Thời gian dùng thuốc liên tục từ 7 đến 14 ngày.

Các loại thuốc cơ bản bao gồm:

  • PPI (2 lần/ ngày)

  • Tetracyclin (500mg x 4 lần/ ngày)

  • Metronidazole (500mg x 2 lần/ ngày) hoặc amoxicillin (1g x 2 lần/ ngày)

  • Bismuth (4 lần/ngày)

Phác đồ điều trị HP nối tiếp

Nếu bệnh nhân tiến hành điều trị loại bỏ vi khuẩn HP dạ dày với những phương pháp trên không thành công thì có thể sử dụng liệu pháp điều trị HP nối tiếp này. Thời gian dùng thuốc được rút ngắn còn liên tục trong 10 ngày.

Các loại thuốc cơ bản bao gồm:

  • 5 ngày đầu: PPI (2 lần/ ngày) và Amoxicillin (1g x 2 lần/ ngày)

  • 5 ngày tiếp theo: PPI (2 lần/ ngày); Clarithromycin (500mg x 2 lần/ ngày); Tinidazole (500mg x 2 lần/ ngày)

Top 8 nguyên nhân ung thư dạ dày mà bạn nên biết

Phác đồ có levofloxacin

So với phác đồ 3 thuốc thì phác đồ này có thêm kháng sinh levofloxacin. Đây là phác đồ điều trị khi những phác đồ loại bỏ vi khuẩn HP trên không có tác dụng và có thể gặp thất bại trong điều trị bệnh này. Thời gian dùng thuốc liên tục trong 10 ngày.

Các loại thuốc cơ bản bao gồm:

  • PPI (2 lần/ ngày)

  • Levofloxacin (500mg x 2 lần/ ngày)

  • Amoxicillin (1g x 2 lần/ ngày)

Phác đồ cứu vãn

So với những phác đồ trên thì phác đồ cứu vãn này có nhiều loại thuốc hơn. Nếu những phác đồ điều trị vi khuẩn HP trên không đạt hiệu quả cao, loại bỏ vi khuẩn tốt thì hãy dùng phác đồ cứu vãn để giúp bệnh nhân loại bỏ vi khuẩn HP tốt nhất.

Mặc dù thuốc rifabutin trong phác đồ cứu vãn có thể chọn lọc một số chủng Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc. Đôi khi chính loại thuốc này có thể gây cản trở cho quá trình tiêu diệt vi khuẩn HP.

Các loại thuốc cơ bản bao gồm:

  • PPI + Levofloxacin + Rifabutin (150mg x 2 lần/ ngày)

  • PPI + Amoxicillin + Rifabutin (150mg x 2 lần/ ngày)

  • PPI + Amoxicillin + Furazolidone (100mg x 4 lần/ ngày)

  • PPI + Amoxicillin (Liều cao 1g x 3 lần /ngày)

  • PPI + Bismuth + Tetracycline + Furazolidone (100mg x 4 lần/ ngày)

Kết quả điều trị vi khuẩn HP dạ dày từ các phác đồ trên

Điều trị vi khuẩn HP không phải điều trị xong là để đó. Sau mỗi lần tiến hành các phác đồ điều trị bệnh thì bệnh nhân sẽ được kiểm tra thông qua xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân hoặc nội soi dạ dày.

Tùy thuộc vào tình hình của bệnh nhân để biết được còn hay không các loại vi khuẩn HP trong dạ dày người bệnh. Nếu vi khuẩn HP ít đi thì sẽ có liệu pháp điều trị bệnh mới, nhưng nếu bệnh chưa có tiến triển cần theo dõi thêm.

Người mắc ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Điều trị vi khuẩn hp bao lâu? Muốn loại bỏ vi khuẩn HP trong dạ dày bệnh nhân cần có sự kiên trì và đồng lòng điều trị cùng bác sĩ. Loại bỏ vi khuẩn HP không dễ dnagf cần có sự kiên trì và chịu khó cao cho nên bệnh nhân cần phải có quyết tâm cao độ.

Người bệnh nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ để nhanh khỏi bệnh. Không phải thấy tình trạng bệnh thuyên giảm là ngưng thuốc mà cần cần tuân thủ đúng phác đồ để không gây ra hiện tượng kháng thuốc nguy hiểm.

Nếu dùng thêm thuốc hay các phương pháp hỗ trợ khác thì bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không nên dùng các kit dạ dày chứa PPI, Tinidazole, Clarithromycin, để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày bởi nó rất có hại cho sức khỏe bệnh nhân.

Những thông tin về phác đồ điều trị HP trên chắc chắn giúp bệnh nhân hiểu hơn về các loại thuốc sẽ sử dụng. Nếu có bất cứ thông tin cần thiết về khám về điều trị bệnh viêm dạ dày, bệnh nhân nên đi khám để biết phác đồ điều trị thích hợp.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop