Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Phẫu thuật u tuyến giáp lành tính – những điều cần lưu ý

U tuyến giáp lành tính là bệnh lý thường gặp ở nữ giới với dấu hiệu phát hiện khối u ở vùng cổ gây khó chịu hay thậm chí là nuốt nghẹn, khó thở. Bệnh u tuyến giáp hầu hết là lành tính nhưng cũng có số ít trường hợp có thể tiến triển thành ung thư. Vậy, khi nào cần phẫu thuật u tuyến giáp lành tính? 

 

1.U tuyến giáp lành tính là gì?

U tuyến giáp lành tính là sự xuất hiện các khối u tồn tại dưới dạng thể rắn hay thể lỏng. Khối u này hình thành và phát triển trong tuyến giáp – tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng và lớn nhất trong cơ thể, có nguồn gốc là những tế bào bất thường trong bề mặt lớp lót mặt trong của tuyến giáp, gây nên rối loạn nội tiết, dẫn đến việc hình thành khối u.

             

Số liệu thống kê chỉ ra rằng, có khoảng 5% bệnh nhân mắc u tuyến giáp là khối u ác tính (hay còn gọi là ung thư tuyến giáp). Tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp tăng lên theo độ tuổi và thường gặp ở phụ nữ. Do bệnh hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nên thường bị bỏ sót.

2. U tuyến giáp lành tính có nên phẫu thuật không?

Hầu hết các u tuyến giáp lành tính đều không phải phẫu thuật. Chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết mới có chỉ định phẫu thuật. U tuyến giáp lành tính không cần phẫu thuật khi khối bướu có kích thước nhỏ hay kích thước to nhưng không gây khó thở, khó nuốt. Khi u lành tuyến giáp nhỏ, không gây khó chịu thì chỉ cần theo dõi bằng cách tái khám định kỳ.

U tuyến giáp lành tính bắt buộc phải mổ trong trường hợp:

hotline

-U nhân tuyến giáp ác tính (ung thư):

Chấn đoán nhân ác tính bằng phương pháp sinh thiết

-U giáp nhân có kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ là ác tính qua siêu âm tuyến giáp hay tế bào học.

-Khối u giáp nhân có tiền sử gia đinh trực hệ có người bị ung thư giáp.

-Khối u giáp đủ lớn gây chèn ép và gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. 

3.Nhiều biến chứng sau phẫu thuật u tuyến giáp lành tính

3.1.Chảy máu

Chảy máu là biến chứng đầu tiên có thể xảy ra sau phẫu thuật u tuyến giáp lành tính. Chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ sau phẫu thuật là một tình trạng bất thường và hiếm xảy ra nhưng lại có thể đe dạo tính mạng người bệnh. Biến chứng này xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Tình trạng chảy máu nhiều có thể gây chèn ép vào khí quản, dẫn đến khó thở.

3.2.Khó thở

Có 2 nguyên nhân chính có thể gây ra vấn đề hô hấp sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Thứ nhất là do có cục máu đông lớn chặn khí quản. Tình trạng này cần được can thiệp y khoa ngay. Nguyên nhân thứ 2 là do cả hai dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã bị tổn thương, trường hợp này cần phải thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp. Khó thở được coi là biến chứng sau mổ tuyến giáp hiếm gặp.

3.3.Cơn bão giáp trạng

Trước đây, biến chứng sau mổ tuyến giáp này khá phổ biến, thường liên quan đến bệnh Basedow. Tuy nhiên hiện nay, nhờ có thuốc để kiểm soát nhiễm độc giáp nên biến chứng này hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng của người bệnh khi rơi vào tình trạng này là tim đập nhanh, sốt cao, bồn chồn, ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy, mê sảng.

3.4.Thay đổi giọng nói

Giọng nói thay đổi là biến chứng xảy ra ở khoảng 5-10% số ca phẫu thuật và thường sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân là do chấn thương các dây thần kinh quặt ngược thanh quản hay các dây thần kinh bị viêm nhiễm sau phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1%.

             

3.5.Khó kiểm soát các nhiễm độc giáp

Nhiễm độc giáp xảy ra ở 2-4% bệnh nhân sau cắt bỏ tuyến giáp. Tình trạng này thường được điều trị bằng i-ốt phóng xạ và không cần phẫu thuật thêm.

2.6.Ảnh hưởng đến tiếp cận giáp

Tình trạng tổn thương tuyến cận giáp tạm thời là khá phổ biến, tỷ lệ tổn thương vĩnh viễn là khoảng 4%. Tuyến cận giáp bị tổn thương làm tình trạng canxi trong máu thấp, bên cạnh đó còn gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn chân, xung quanh miệng, nặng có thể dẫn đến quắp ngón tay, bàn tay.

2.7.Chứng khó nuốt

Vài ngày đầu sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp biến chứng khó nuốt. Tình trạng này chỉ là tạm thời, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng nhưng hiếm gặp.

2.8.Suy giáp

Nếu cắt toàn bộ tuyến giáp thì người bệnh sẽ ở trong tình trạng suy giáp và cần được bổ sung hormone tuyến giáp. Nếu chỉ cắt bỏ 1 phần tuyến giáp sẽ khó xác định người bệnh cần phải dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong bao lâu. Do đó, điều quan trọng là cần người bệnh xét nghiệm suy giáp thường xuyên. Suy giáp có thể xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật và cần phải theo dõi suốt đời.

2.9.Hiện tượng tiết dịch

Là tình trạng chất lỏng tích tụ dưới bề mặt vết mổ sau khi phẫu thuật, gây viêm hay sưng. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm dần sau vài ngày hay vài tuần. Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần sự can thiệp của bác sĩ.

Trên đây là một số lưu ý khi phẫu thuật u tuyến giáp lành tính mà người bệnh không nên bỏ qua. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhanh hồi phục.

Liên hệ Hotline:  0899181998 để được tư vấn điều trị u tuyến giáp lành tính

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop