Bướu cổ là một trong những căn bệnh rối loạn nội tiết tuyến giáp thường gặp ở nữ giới. Khi lượng hormone tuyến giáp tăng cao hay giảm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, trong đó có một câu hỏi mà người bệnh rất quan tâm đó là “Bướu cổ có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Bướu cổ là bướu xuất phát từ tuyến giáp còn gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, bướu lành, Basedow, viêm tuyến giáp, ung thư… Bướu giáp có thể có hay không thay đổi chức năng tuyến giáp dẫn đến cường giáp hay suy giáp. Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ có rất nhiều
Những dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ bao gồm: Cổ phình to, sụt cân hoặc tăng cân, mất ngủ, run tay, rụng tóc, đổ mồ hôi, hồi hộp …Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, do đó cần thăm khám bác sĩ để xác định dấu hiệu bệnh bướu cổ chính xác nhất.
Theo thống kê, tỷ lệ bướu cổ ở phụ nữ cao gấp 5 lần nam giới, đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi 36 – 55. Phần lớn các trường hợp bướu cổ lành tính có thể điều trị mà không cần phẫu thuật.
Bệnh bướu cổ không gây vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi phụ nữ bị bướu cổ mà có cường giáp hoặc suy giáp có rối loạn kinh nguyệt thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng có thai.
Nếu phụ nữ bị bướu cổ đơn thuần thì có thai bình thường , không phải lo lắng cho mình và cho con.
Nhưng nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh bướu cổ mà có tình trạng cường giáp (Basedow) thì khả năng sẩy thai rất cao. Trẻ sinh ra có thể bị cường giáp giống mẹ. Ngoài ra, có thể xuất hiện cơn nhiễm đôc giáp cấp khi sinh dẫn đến tử vong mẹ lần con
Nếu mẹ bị bướu giáp mà có suy giáp thì sinh em bé có tình trạng thiểu năng giáp, chậm phát triển, trí tuệ đần độn.
Nếu bị bướu cổ có cường giáp hoặc suy giáp và người bệnh được chữa trị lành, không để lại biến chứng thì vẫn có thể có con bình thường. Nhưng nếu trong giai đoạn bị bệnh mà có thai , cần phải có sự tư vấn, theo dõi thường xuyên của bác sĩ . Hiện nay có những thuốc kháng giáp vẫn sử dụng đươc cho người bệnh có thai và cho con bú. Người ta cũng khuyến cáo trong quá trình điều trị thuốc, đặc biệt khi đang dùng liều cao thuốc kháng giáp thì tuyệt đối không nên mang thai. Khi đã có tình trạng bình giáp và liều thuốc kháng giáp đã giảm đến liều thấp nhất, thì người phụ nữ có thể có thai và phải được bác sĩ theo thường xuyên.