Tổng đài tư vấn
0812 903 903

U tuyến giáp có nguy hiểm không

“U tuyến giáp có nguy hiểm không” vốn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, cả người bị bệnh lẫn những người khỏe mạnh có bạn bè hoặc người thân mắc bệnh. Căn bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều và việc tuyến giáp bị ảnh hưởng thường gây khá nhiều tác động tiêu cực lên cơ thể và sức khỏe của người bệnh. 

1. U tuyến giáp là gì?

Trong cơ thể người, tuyến giáp nằm phía trước cổ, phía dưới thanh quản và bao lấy bên ngoài khí quản. Đây cũng là tuyến nội tiết lớn nhất và rất quan trọng trong cơ thể của con người.

Tuyến giáp tiết ra 2 loại hormones chính là thyroxin và triiodothyronine. Nhờ đó mà tuyến giáp có thể điều hòa sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, điều hòa quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng của cơ thể.

Các khối mô, tế bào tập trung bất thường ở vùng đáy cổ dưới cổ họng được gọi là các u tuyến giáp. U tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp và chức năng của hệ nội tiết, gây mất thẩm mỹ.

 

U tuyến giáp gồm hai loại:

  • U tuyến giáp đa nhân: Là trường hợp u tuyến giáp có nhiều nhân lớn và các nhân nhỏ rất khó thấy, chỉ được phát hiện bằng phương pháp siêu âm, khó phát hiện bằng mắt thường.
  • U tuyến giáp đơn nhân: U tuyến giáp chỉ có 1 nhân.

Thông thường, người bệnh sẽ mắc u tuyến giáp ở dạng lành tính nhưng cũng có những trường hợp gặp phải u tuyến giáp ác tính. Nữ giới có tỷ lệ mắc u tuyến giáp nhiều hơn nam giới. Phụ nữ trong độ tuổi 40-50 có nguy cơ mắc u tuyến giáp cao nhất.

2. Triệu chứng u tuyến giáp

Khi mắc u tuyến giáp, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau đây:

hotline
  • Bị khàn giọng: Người mắc u tuyến giáp thường có giọng nói bị khàn. Triệu chứng ngày rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hoặc các bệnh về thanh quản. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến người mắc u tuyến giáp có giọng nói khàn là do tuyến giáp nằm ngay trước các dây thần kinh có tác dụng kiểm soát những cơ mở và đóng dây âm thanh. Trong một vài trường hợp, u tuyến giáp có thể lan ra ngoài tuyến giáp và làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thanh âm làm giọng nói bị khàn.
  • Khó thở: Khối u tuyến giáp có thể phình to ra và chèn ép lên khí quản. Điều này khiến cho người bệnh u tuyến giáp bị khó thở.
  • Khó nuốt: Thực quản nằm dưới khí quản. Do đó, u tuyến giáp có thể gián tiếp chèn ép lên thực quản và khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt hoặc đau họng khi nuốt.
  • Ho mãn tính: Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc u tuyến giáp bị ho thường xuyên mà không kèm các triệu chứng nào khác khiến người bệnh lầm tưởng sang bệnh về đường hô hấp.
  • Cổ phình to, sưng: U tuyến giáp cơ thể phình to lên và làm cho cổ người bệnh trông sưng to ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Thay đổi da và tóc: Người mắc bệnh u tuyến giáp sẽ thấy da khô và bị bong tróc, tóc giòn và dễ gãy, khô xơ.

 

3. Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân u tuyến giáp

 

3.1 U tuyến giáp kiêng gì?

 

Người bệnh u tuyến giáp nên hạn chế, tránh ăn những thực phẩm sau:

 

  • Các loại rau gồm bắp cải, củ cải, súp lơ xanh, cải bẹ trắng.... Người bệnh u tuyến giáp cần tránh ăn các loại rau này vì chúng có chứa isothiocyanates hạn chế việc hấp thu i-ốt của cơ thể.
  • Đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn: Các loại thức ăn chế biến sẵn và đồ hộp thường có lượng muối natri lớn và nhiều chất bảo quản nên sẽ gây hại cho bệnh nhân u tuyến giáp.
  • Thức ăn nhiều đường và chất xơ: Chất xơ ngăn cản hấp thu thuốc của cơ thể vì vậy người bệnh u tuyến giáp nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ như khoai lang, xoài, bí đỏ...Trong khi đó, đường và các chất tạo ngọt có thể gây tăng cân và làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
  • Sữa, chế phẩm từ sữa: Người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp không nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa vì chúng có nhiều Canxi, giảm tác dụng của thuốc.
  • Chất kích thích, caffeine, đồ uống có cồn: Các chất trên kích thích hệ tiêu hóa và làm giảm tác dụng hấp thụ của thuốc điều trị tuyến giáp.
  • Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật như lòng, gan, thận...có chứa nhiều axit lipoic. Chất béo này khi được hấp thu quá nhiều có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp.
  • Đậu nành, sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ, tào phớ... có thể gây cản trở hoạt động của các hormone tuyến giáp và giảm khả năng hấp thu i-ốt.  

  • Thực phẩm giàu gluten: Các loại thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, bánh mì,...gây ra phản ứng miễn dịch tự động và khiến tình trạng người bệnh u tuyến giáp thêm trầm trọng.

 

3.2 U tuyến giáp nên ăn gì?

 

Người mắc u tuyến giáp nên ăn các thực phẩm sau để giúp cơ thể nhanh phục hồi và hỗ trợ quá trình điều trị:

 

  • Rau xanh: Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau cải xoăn,...là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho người bệnh u tuyến giáp. Các loại rau này cung cấp lượng lớn chất magie tốt cho hoạt động của tuyến giáp.
  • Thịt hữu cơ: Các loại thịt có nguồn gốc hữu cơ được khuyến khích sử dụng với người bệnh u tuyến giáp. Trong quá trình sản xuất thịt hữu cơ, người chăn nuôi không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh lên động vật nên đảm bảo được độ an toàn và không gây hại cho tuyến giáp.
  • Hải sản: Các loại hải sản như nghêu, sò, ốc biển, tôm biển, mực,...có chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, các loại hải sản rất giàu selen, kẽm, omega-3 tốt cho tuyến giáp. Người bệnh u tuyến giáp nên ăn hải sản 3 lần mỗi tuần và mỗi lần khoảng 120g.
  • Các loại hạt: Những loại hạt như hạt bí, hạt điều, hạnh nhân…rất tốt cho tuyến giáp. Chúng chứa lượng lớn magie hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp và cung cấp cho cơ thể nguồn protein từ thực vật.
  • Thực phẩm giàu i-ốt: Cung cấp i-ốt cho cơ thể thông qua các thực phẩm đa dạng như trứng gà, tảo biển, cá biển...có tác dụng hỗ trợ hoạt động của các hormone tuyến giáp.
  • Quả mọng: Những loại quả mọng như cà chua, dâu tây, mâm xôi, việt quất...rất giàu chất chống oxy hóa nên có tác dụng hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp và giải độc những tác nhân gây hại.
  • Cacao: Cacao chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cải thiện chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, cacao còn có tác dụng tăng cường chức năng não bộ và chống trầm cảm, rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp.

Bệnh u tuyến giáp tuy được đánh giá là khá “hiền lành” so với các loại u ở các cơ quan khác song người bệnh không được chủ quan. Nếu bạn thắc mắc rằng “U tuyến giáp có nguy hiểm không” thì câu trả lời sẽ vẫn là có. Hãy chú ý tới những dấu hiệu bất ổn và đi khám sớm để đề phòng nguy cơ mắc bệnh nhé.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop