Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cơ thể nhanh hồi phục và duy trì sức khỏe cũng vô cùng quan trọng. Vậy, người bị u tuyến giáp nên ăn gì? Nếu bạn đọc quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.
U tuyến giáp là hiện tượng phát sinh khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Làm thay đổi hệ thống sức khỏe của tuyến giáp, gây mất thẩm mỹ.
U tuyến giáp có thể làm lành tính hay ác tính, tuy nhiên trường hợp u ác tính thường ít gặp. Trên thực tế, có rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, nang tuyến giáp, u tuyến giáp…đều có những biểu hiện giống nhau như khó nuốt, đau cổ…Các chuyên gia cho rằng, các bệnh lý về tuyến giáp thường mất nhiều thời gian để điều trị, nhằm cân bằng lại hormone tuyến giáp hoạt động tốt nhất nên mỗi loại bệnh cần có những chế độ ăn khác nhau để hỗ trợ quá trình điều trị.
Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với người bị u tuyến giáp. Vậy người bị u tuyến giáp nên ăn gì ? Sau đây là nhóm thực phẩm tốt cho người mắc bệnh u tuyến giáp mà các chuyên gia khuyên nên đưa vào thực đơn hàng ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, i-ốt rất cần thiết cho tuyến giáp. Nó có tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp, sản sinh ra các hormone cần thiết và giúp làm giảm sự hình thành u tuyến giáp. Chính vì vậy, người mắc bệnh u tuyến giáp cần bổ sung i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm chứa hàm lượng i-ốt cao được kể đến như muối, rong biển, tảo biển…
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp i-ốt phóng xạ thì việc bổ sung i-ốt sẽ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, từ đó bổ sung lượng i-ốt vừa phải cùng với thực đơn hợp lý.
Rau lá xanh là những nhóm thực phẩm giàu khoáng chất và magie – là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho quá trình trao đổi chất của cơ thể - nhất là hoạt động của tuyến giáp. Các loại rau có màu xanh sẫm như rau muống, súp lơ, rau bina, rau cải xoăn…là những lựa chọn hàng đầu cho tuyến giáp mà người bệnh cần bổ sung.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý khi sử dụng một số loại rau như cải bẹ, cải bắp, cải xanh…là những thực phẩm chứa isothiocyanates làm giảm sự hấp thu i-ốt, nhất là khi ăn sống, nó sẽ làm tình trạng suy giáp trở nên trầm trọng hơn.
Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, nho, chuối, cà chua…chứa rất ít đường nhưng lại rất giàu chất chống oxy hóa, sẽ giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp, đào thải những tác nhân có hại gây cản trở tuyến giáp. Bên cạnh đó, đây cũng là những loại quả cung cấp cho người bệnh nguồn năng lượng đáng kể, giúp bạn tránh được mệt mỏi.
Nhóm các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí….là nguồn thực phẩm giàu magie, đồng thời cung cấp lượng protein thực vật như vitamin B, vitamin E và một số khoáng chất khác nhằm hỗ trợ tốt cho tuyến giáp hoạt động trơn tru.
Các loại hải sản như cá, tom, cua…chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho tuyến giáp như i-ốt, vitamin B, vitamin A, Selen…Trong đó, họ nhà cá là thực phẩm giàu protein nạc, axit amin, vitamin B, magie.
Vì thế, người bệnh nên thiết kế thực đơn ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần, đặc biệt ưu tiên các loại các tự nhiên như cá tuyết, cá hồi, cá bơn….Ngoài ra, các loại cá béo khác như cá trích, cá ngừ, cá thu…cũng chứa rất nhiều dầu và dinh dưỡng tốt cho người bị u tuyến giáp.
Thịt hữu cơ là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi trong quá trình chăn nuôi, sản xuất, chế biến không sử dụng hóa chất. Đặc biệt, người bệnh cần chú ý phần ức gà, chứa hàm lượng protein cao, rất hữu ích cho cơ thể trong việc xây dựng hệ cơ chắc khỏe.
Tuy nhiên, cần hạn chế nội tạng động vật bởi nó có chứa nhiều axit lipoic, có thể ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà người bệnh đang sử dụng, hay thậm chí có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp.
Trứng là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bởi lòng trắng trứng chứa calo và chất béo, còn lòng đỏ trứng lại chứa lượng i-ốt và selen rất lớn, giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và bảo vệ tuyến giáp.
Để bảo toàn dưỡng chất có trong trứng, bạn nên chế biến và ăn trứng luộc hay vì rán. Người bệnh cần lưu ý, bên cạnh việc giải đáp mắc u tuyến giáp nên ăn gì, thì các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
-Không nên ăn đồ ăn chay nóng -Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích… -Không ăn những thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao. -Không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ -Không sử dụng các loại thức uống có gas -Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất xơ -Tránh các đồ ăn có quá nhiều đường.
Chắc chắn những nội dung trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “u tuyến giáp nên ăn gì?”. Từ đó có thể xây dựng chế độ ăn khoa học, kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ, sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh. Liên hệ với Hotline: 0899181998 để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc về u tuyến giáp