Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Ung thư hạch - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư hạch tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường bị xem nhẹ, do đó bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi đã muộn. Vậy nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch là gì? Và căn bệnh này có những triệu chứng gì? Tất cả sẽ được giải đáp cho bạn trong bài viết này.

Ung thư hạch là gì?

Đó là sự phát triển của các khối u trong các mô bạch huyết vượt quá tầm kiểm soát của cơ thể. Khi bạn phát hiện trên cơ thể xuất hiện một khối u cứng, mặc dù không gây đau hay ngứa nhưng bạn cũng không được xem nhẹ, bởi đó có thể là triệu chứng ung thư hạch.

ung-thu-hach-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-1

Bạn cần cảnh giác khi trên cơ thể xuất hiện các khối u cứng

Dấu hiệu ung thư hạch

  • Nổi hạch: xuất hiện một hoặc nhiều hạch ở vùng cổ, nách, bẹn. Hạch sưng dần lên, bề mặt nhẵn nhưng không đau, biểu hiện rõ nhất là ở phần cổ và phần xương thượng đòn.

ung-thu-hach-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-2

Hạch xuất hiện tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể là một trong những dấu hiệu ung thư hạch

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt, các cơn sốt xuất hiện thường xuyên và kéo dài.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.
  • Ho, khó thở hoặc đau tức ngực.
  • Đau vùng bụng, bụng phình ra hoặc có cảm giác đầy bụng.
  • Xuất hiện triệu chứng đổ mồ hôi đêm.
  • Tuyến bạch huyết sưng lên.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Biến đổi làn da: Khi mắc ung thư hạch, cơ thể thường xuất hiện các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ,… Ở giai đoạn cuối, khả năng miễn dịch giảm nên da bị nhiễm trùng thường bị lở loét, tiết dịch mủ.

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần theo dõi. Nếu chúng không mất đi sau 2 tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

hotline

Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch

Nhận biết những thủ phạm gây bệnh là điều cần thiết để giúp bạn có các biện pháp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

  • Do yếu tố di truyền: Các thống kê khoa học đã chỉ ra những người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) mắc bệnh ung thư hạch thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên quá lo lắng, vì không phải tất cả các trường hợp đều có yếu tố di truyền. Bạn có thể kết hợp chế độ ăn uống khoa học với tập luyện tích cực, thường xuyên mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Hệ miễn dịch kém: Những người có sức khỏe yếu, hệ thống miễn dịch bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư hạch cao hơn. Bởi lúc đó, số lượng các tế bào bạch cầu khỏe mạnh quá yếu để có thể chống lại số lượng lớn các tế bào đã bị biến đổi.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ không thể bỏ qua. Những người thường xuyên phải sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, phải tiếp xúc nhiều với các dung môi hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm tóc, phụ gia phụ phẩm,…hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường bức xạ cũng có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh ung thư hạch.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Một chế độ ăn uống thiếu khoa học trong thời gian dài, bổ sung quá nhiều protein và quá ít chất xơ, vitamin,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, các thói quen xấu trong ăn uống (thường xuyên ăn đồ muối chua, đồ tươi sống chưa qua chế biến, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,…) cũng làm giảm chức năng của cơ thể, gây suy gan, suy thận, làm chậm quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, gây tích lũy tế bào mô lympho và chuyển biến thành ung thư.

ung-thu-hach-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-3

Ăn nhiều protein nhưng ít chất xơ và vitamin cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh

  • Do nhiễm các virus nguy hiểm: Khi cơ thể nhiễm các virus nguy hiểm như virus HIV/AIDS, EBV,… cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch.

Ung thư hạch có chữa được không?

Đây là một trong những câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Để xác định được 1 bệnh nhân có khả năng chữa khỏi bệnh được hay không cũng như sống được bao lâu, thì các bác sĩ cần phải dựa vào nhiều yếu tố để có thể tiên lượng bệnh chính xác như: loại giải phẫu bệnh, giai đoạn bệnh, chỉ số hoạt động của cơ thể,…

Đối với các bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, xác suất điều trị thành công cao hơn. Các phương pháp điều trị ung thư hạch phổ biến bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, đông y,… Thông thường, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất sẽ cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Thông thường, phương pháp phẫu thuật thường được kết hợp cùng với xạ trị hoặc hóa trị nhằm tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, trong và sau quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc đông y có tác dụng hồi phục và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng hiệu quả điều trị đồng thời giảm các tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị.

ung-thu-hach-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-4

Ancan được bào chế từ các thảo dược có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa hình thành và phát triển khối u do tác nhân oxy hóa

Ung thư hạch có chữa được không? Với các bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa trị thành công là trên 80%. Tuy nhiên sau khi khỏi, bệnh vẫn có thể tái phát, do đó bệnh nhân vẫn cần phải theo dõi triệu chứng và tái khám định kỳ, có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện khoa học, hợp lý. Do đó, hiệu quả điều trị cũng như thời gian “sống được bao lâu” là tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, giai đoạn phát hiện bệnh, phương pháp điều trị và lối sống sinh hoạt của bệnh nhân.

Với các trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối thì có thể duy trì sự sống được khoảng 1 năm. Ở giai đoạn này, các biện pháp điều trị thông thường như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị đều không còn mang lại hiệu quả bởi khối u hạch đã phát triển mạnh, thậm chí có thể đã di căn, hệ miễn dịch của bệnh nhân đã suy yếu đi rất nhiều, không còn khả năng để đáp ứng được các biện pháp điều trị. Bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các thuốc đông y được bào chế từ các thảo dược để vừa tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, vừa ngăn ngừa sự tiến triển của các tế bào ung thư, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Xem thêm:

>>> Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hạch

>>> Câu chuyện người phụ nữ thoát án tử u hạch ác tính

>>> Video clip chia sẻ về hành trình vượt qua u hạch ác tính của bà Nguyễn Thị Dần:

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop