Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Viêm tuyến giáp bán cấp và những điều cần biết

Viêm tuyến giáp bán cấp còn được gọi là viêm tuyến giáp do virus (viêm tuyến giáp tế bào khổng lồ). Thường xảy ra sau nhiễm virus vài tuần.Viêm tuyến giáp làm phá huỷ các tế bào tuyến giáp, giải phóng FT3, FT4, TSH hạ thấp - gây ra hội chứng nhiễm độc giáp.

1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Viêm tuyến giáp phá hủy các tế bào tuyến giáp, giải phóng FT3,FT4, TSH hạ thấp – gây ra hội chứng nhiễm độc giáp. Hấp thu iod và tổng hợp hormon giảm dần do tế bào tuyến giáp bị phá hủy. Thấm nhuận đơn bào và đa nhân trung tính.

Có sự hiện diện của các u hạt với các tế bào epithelioid bao quanh, sự hiện diện của tế bào khổng lồ nhiều nhân. Giai đoạn muộn có thể thấm nhuận mô sợi. Dù tuyến giáp bị phá hủy nhiều trong giai đoạn toàn phát nhưng sau đó cấu trúc nhu mô học lại trở lại bình thường.

2. Chẩn đoán:

2.1 Lâm sàng

Thường gặp ở nữ, tuổi 40-50

  • Triệu chứng chung

Xuất hiện hội chứng cúm, mệt, đau đầu, đau mỏi cơ, đau khớp, đau họng, gày sút cân. Sốt nhẹ 37,5 – 38oC

  • Đau vùng cổ:
  • Xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, đau tăng khi nuốt.
  • Tuyến giáp sưng to gấp 2-3 lần bình thường
  • Đau một bên hoặc hai bên lan lên tai, đau khắp cổ, hàm hoặc vùng thái dương. (có thể đau hết thùy phải vài tuần rồi xuất hiện đau sang thùy trái)

Không có triệu chứng đau vùng cổ cũng không loại trừ chẩn đoán viêm tuyến giáp bán cấp.

  • Bướu cổ

Bướu chắc cứng , to đều cả 2 thùy, có thể to không đều, đau khi thăm khám.

  • Dấu hiệu nhiễm độc giáp

Nhịp tim nhanh, run tay, vã mồ hôi. Các dấu hiệu cường giáp khác có thể gặp (sút cân, mệt,…)

hotline

Giai đoạn nhiễm độc giáp có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Hết giai đoạn nhiễm độc giáp là giai đoạn bình giáp, 1/3 đến 2/3 sẽ là giai đoạn suy giáp thoáng qua.

2.2. Cận lâm sàng

  • Hội chứng viêm
  • Số lượng bạch cầu tăng, tỉ lệ tế bào lympho bình thường, máu lắng cao
  • Điện di protein
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
    • Giai đoạn cấp: TSH giảm, FT3 và FT4 tăng.
    • Giai đoạn sau: FT3, FT4 về bình thường
  • Kháng thể kháng tuyến giáp thường (-)
  • Xạ hình tuyến giáp: tuyến giáp không bắt I131
  • Siêu âm tuyến giáp nhu mô tuyến giáp không đều có hình ảnh giảm âm.

3. Tiến triển

  • Chức năng tuyến giáp bình thường sau 6 tuần.
  • Đau giảm sau 15 ngày.
  • Máu lắng trở về bình thường nhưng chậm.
  • Tỷ lệ khoảng 1-5% biểu hiện suy giáp vĩnh viễn.
  • Có một số trường hợp khỏi hoàn toàn.
  • Bệnh có thể dẫn đến viêm giáp tự miễn mạn tính.

4. Điều trị 

Bệnh đôi khi tự khỏi nên chủ yếu là điều trị triệu chứng.

  • Nhẹ: Giảm đau:

+ Aspirin (Aspegic): 1 – 3g/ngày

+ Chống viêm nonsteroid: Voltaren 50mg 3lần/ngày hoặc Paracetamol.

  • Nặng: Prednisolon 20 – 40mg/ngày uống trong 2 – 3 tuần, giảm dần liều trong 3 tuần, sau 6 tuần có thể ngừng.

+ Đáp ứng tốt với điều trị Prednisolon là một gợi ý chẩn đoán. Một số trường hợp người bệnh có triệu chứng trở lại khi ngừng prednisolon.

  • Trường hợp có biểu hiện cường giáp, điều trị chẹn giao cảm Arlocardyl 1 – 2 viên/ngày chia nhiều lần
  • Suy giáp kéo dài có thể điều trị bằng Levothyrox.
  • Không có chỉ định điều trị bằng thuốc kháng giáp.

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop