Nằm trên giường, ông Nguyễn Trọng Điều, thôn Thọ Giáo, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội xoay người ngồi dậy, bàn tay run run cố cầm bút ghi những dòng chữ xiên vẹo: "Cháo cá thịt băm, nấu lỏng hơn hôm qua" để trả lời vợ về thực đơn bữa trưa. Ung thư vòm họng cùng sự xuất hiện của những viên hạch ở cổ lớn lên đã cướp đi giọng nói của người đàn ông vốn khỏe mạnh, nói chuyện "xôm" nhất nhà. Năm đó, ông Điều 62 tuổi.
11 năm sau, vẫn trong căn nhà đó, ông cùng vợ chơi đùa với con cháu. Thỉnh thoảng, ông Điều giải thích với bọn trẻ về việc chăm cây khi thực hiện các động tác tỉa cành, xới đất trong chậu. Tiếng cười vang lên từ người đàn ông có da dẻ hồng hào, đi lại nhanh nhẹn, khỏe khoắn.
Năm 2009, ông Điều là lái xe cho công ty liên doanh với nước ngoài. Trong lần khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ nhận thấy ở vòm họng nổi nhiều hạch. Họ tư vấn ông nên đi kiểm tra kỹ. Trước đó, ông Điều thấy họng ngứa, cổ họng bị khô, nuốt nước bọt khó khăn nhưng chỉ nghĩ đó là biểu hiện khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh không thuyên giảm, một tháng sau, sau lưng ông xuất hiện khối u to bằng quả trứng gà.
Dù sống quá nửa đời người nhưng ông Điều sợ cảm giác đến bệnh viện. Sau thời gian vợ con động viên, ông đến khám tại Bệnh viện K Hà Nội. Tại đây, bác sĩ thông báo, ông mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2.
"Tôi nghĩ ung thư là án tử, tôi không ngờ căn bệnh gọi tên mình. Ban ngày tôi tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra để trấn an người nhà, ban đêm thì mất ngủ vì suy nghĩ bi quan, cộng với cơn đau lưng do khối u không thể chợp mắt", ông Điều chia sẻ.
Theo phác đồ điều trị, bác sĩ tiến hành phẫu thuật khối u ở cổ, lưng. Trong thời gian ngắn, ông Điều giảm 10kg, cơ thể gầy dộc, cảm nhận rõ hình thù của từng chiếc xương sườn. "Tôi từng không thể nói được vì hạch ở cổ sưng to. Sau phẫu thuật, bác sĩ có khuyên nên hóa, xạ trị nhưng tôi từ chối vì sợ cơ thể đề kháng kém, không thể đáp ứng với hóa chất", ông nói.
Sau khi cắt bỏ khối u, sự chăm sóc tận tình của người vợ cùng tinh thần quyết tâm chiến thắng bệnh tật, giúp ông Điều cố ăn từng thìa cháo dù khi nhai miệng đắng ngắt như uống thuốc, không suy nghĩ tiêu cực để có giấc ngủ ngon. Tuân thủ những nguyên tắc đó cùng với thuốc điều trị bác sĩ kê giúp cơ thể ông hồi phục.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì ông tìm hiểu các sản phẩm hỗ trợ điều trị cho bệnh của mình, tăng cường hệ miễn dịch. Tình cờ, ông biết đến sản phẩm Ancan, sản phẩm hỗ trợ tốt giúp bệnh nhân u bướu, ung thư nâng cao sức đề kháng. Ông quyết định dùng Ancan với tâm niệm giữ cho bệnh của mình không bị tái phát và di căn.
Trong suốt hành trình đó, tư tưởng của ông Điều là ngày mai chưa biết thế nào nhưng hôm nay phải sống khỏe. Từ ngày dùng thêm Ancan ông thấy ăn tốt, ngủ ngon hơn, sức khỏe của ông dần hồi phục và ổn định. Những lần tái khám sau đó, các chỉ số máu của ông rất tốt.
Từ ngày mắc bệnh, ông chăm đọc, tìm hiểu kiến thức bệnh học, dinh dưỡng để ưu tiên những thực phẩm lành mạnh, bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá. Ông cho hay: "Họ hàng xa lâu ngày không gặp bất ngờ khi thấy tôi nói lưu loát, khỏe mạnh. Không chỉ tăng cân tôi còn ăn ngon, ngủ ngon hơn".
Mùa dịch Covid-19, giới y tế khuyến cáo, người bệnh ung thư có nguy cơ cao nhiễm virus vì sức đề kháng kém. Theo nghị định giãn cách xã hội của Chính phủ, ông Điều hạn chế ra khỏi nhà. Thói quen chạy thể dục quanh đường làng mỗi sáng trước đây thay bằng những động tác thể dục đơn giản ông học trên ti vi để thực hiện tại nhà.
Đối phó với đại dịch Covid-19, thay vì hoang mang, ông thực hiện nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh cơ bản như rửa tay trong 20 giây, không chạm tay vào mặt... "Tôi xem tin tức, nắm diễn biến số người mắc, biết những triệu chứng khi nhiễm, thực hiện theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế để ngừa nhiễm virus".
Từ ngày về hưu, ông có thói quen uống trà cùng bàn chuyện cùng những người bạn trong xóm. Khi dịch bệnh lây lan, ông chủ động đề nghị mọi người không tụ tập. Vợ chồng ông có hai con trai, anh con cả định cư ở nước ngoài, người con thứ hai ở trên Hà Nội. Hàng ngày, ông gọi video, trò chuyện cùng con cháu.
Bên cạnh những bài tập thể dục, dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Vợ chồng ông xây dựng thực đơn lành mạnh, tăng cường rau quả, hạn chế đồ chiên rán, ướp muối lâu ngày. "Cao tuổi rồi, chúng tôi không còn lao động kiếm tiền, cả hai chỉ dặn nhau chăm sóc sức khỏe tốt để con gái đỡ lo. Mùa dịch bệnh nên gia đình tích trữ thực phẩm thay vì đi chợ hàng ngày như trước đây. Quy tắc đầu tiên khi ra khỏi nhà là đeo khẩu trang", ông nói.
Nhiều năm nay, để tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh ung thư, ông vẫn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan, hỗ trợ tiêu viêm giải độc, điều hòa hoạt huyết, ăn ngủ tốt. Thành phần Maytenfolone - A trong xạ đen có tác dụng góp phần ngăn ngừa ung thư gan, ung thư biểu mô mũi, hầu. Trong đợt khám sức khỏe gần nhất, những nốt hạch ở vòm họng ông Điều không mọc lại.
11 năm sống khỏe từ ngày phát hiện mắc ung thư, ông Điều nhắn nhủ, những người đang hút thuốc lá hãy tìm cách bỏ để giảm nguy mắc ung thư phổi, họng thanh quản. Mỗi người trang bị kiến thức để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Thức ăn có nhiều chất béo, ít hoa quả, rau xanh và ít vận động gây ra một số loại ung thư như đại tràng, ung thư vú. Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu sử dụng các thực phẩm có thuốc bảo quản vượt ngưỡng.
Bên cạnh dinh dưỡng, mỗi người hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, giúp điều chỉnh lối sống, phát hiện sớm nhiều bệnh, trong đó có ung thư. Căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Mỗi người cũng cần có chế độ tập luyện đều đặn, giữ cân nặng ở mức lý tưởng giúp phòng bệnh ung thư và nhiều bệnh khác như tim mạch.
Link bài viết trên báo VnExpress: https://vnexpress.net/cach-nguoi-dan-ong-11-nam-mac-ung-thu-phong-covid-19-4084929.html