Chị Hà Thị Hồng sống chung với u tuyến giáp gần hai năm nhờ chế độ sinh hoạt lành mạnh, tinh thần lạc quan.
Tháng 12/2018, chị Hà Thị Hồng thấy người nôn nao, mỏi mệt như bị cảm nắng. Đang buôn bán ở khu chợ gần nhà tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, chị phải nghỉ để đi khám bệnh. Thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, bác sĩ chẩn đoán chị bị rối loạn tiền đình và cho thuốc điều trị. Vài ngày sau, chị Hồng ho khan, ở cổ có những hạch nhỏ, nghĩ mình bị viêm họng chị mua thêm kháng sinh uống. Mấy tuần uống thuốc bệnh tình vẫn không thuyên giảm, hạch ở cổ to lên, chị quyết định đến Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều, Hà Đông thăm khám.
"Ngồi trong phòng chờ kết quả khám bệnh, tôi không giữ được bình tĩnh, chỉ lo bác sĩ thông báo mình bị u ác tính. Cuộc sống gia đình đang ổn định, con trai thứ hai mới bốn tuổi, nếu tôi ngã bệnh không biết sẽ làm thế nào", chị Hồng kể lại.
May mắn mỉm cười với chị khi bác sĩ thông báo chị có hai khối u lành tính, nhưng đã ở mức độ nguy hiểm cần phẫu thuật ngay. Cầm bệnh án ra về, chị Hồng đối mặt với chuỗi ngày đấu tranh nên chữa bệnh như thế nào.
Chị Hà Thị Hồng dự tính sẽ sắp xếp việc gia đình trong khoảng một, hai tuần rồi đến viện làm phẫu thuật. Đúng lúc này, chị nghe tin một người họ hàng phẫu thuật u tuyến giáp bị biến chứng, chảy dịch vết mổ nên cảm thấy hoang mang, không muốn phẫu thuật.
Khối u tuyến giáp ngày càng to hơn khiến chị Hồng mệt mỏi, mất ngủ vì khó thở, ăn uống kém ngon miệng. Kể về những ngày đầu sống chung với bệnh, chị Hồng nói: "Tôi hoang mang, không biết mình có nên phẫu thuật hay không? Nếu phẫu thuật mà biến chứng thì sẽ làm thế nào? Nhưng không phẫu thuật, khối u sẽ ngày càng to lên, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đêm nào tôi cũng trằn trọc đến gần sáng không ngủ được, có đêm khóc ướt gối. Chỉ vài tuần tôi gầy rộc đi khiến cả nhà lo lắng".
Lạc quan là liều thuốc tốt nhất
Chồng chị thấy vợ buồn bã, lo nghĩ đã động viên, bệnh tật không trừ một ai. Muốn khỏi bệnh, tâm lý phải thoải mái trước đã. Nghĩ đến chồng con, chị Hồng dần tĩnh tâm trở lại. Nghỉ hẳn công việc buôn bán, chị ở nhà tìm đọc sách, báo về chăm sóc sức khỏe cho người u tuyến giáp. Càng đọc chị càng mở mang ra nhiều điều và nhận thấy khối u tuyến giáp không quá nguy hiểm, mình có thể chung sống hòa bình với nó.
"Tôi lạc quan và tự nhủ: ‘Mình sẽ khỏi bệnh’. Tinh thần có vững vàng thì chữa bệnh mới có hiệu quả được. Ai không may ngã bệnh cũng lo nghĩ, không sáng suốt, tìm mọi cách chạy chữa mà không biết làm thế bệnh sẽ ngày càng nặng thêm. Tôi bình tĩnh tìm hiểu, lắng nghe cơ thể và tìm cách đúng nhất cho mình", chị Hồng chia sẻ.
Chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh tinh thần lạc quan, chị Hồng xin ý kiến của các bác sĩ, đọc thêm sách báo để xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Chị hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu iod vì biết đây là nguyên liệu để sản xuất hormon tuyến giáp, khiến tuyến giáp phải hoạt động nhiều, khối u có thể to ra. Chị Hồng kiêng hẳn đậu nành, đậu phụ, các loại rau cải, thực phẩm chế biến sẵn có chứa rất nhiều chất bảo quản, phụ gia gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tuyến giáp.
Trong gian bếp nhà chị Hồng không còn nhiều món ăn được chiên, rán với nhiều dầu béo ngậy như trước. Trước đó, thi thoảng chị vẫn chế biến các món từ nội tạng động vật cho cả nhà nhưng từ khi tham khảo sách báo, chị Hồng biết nội tạng động vật chứa thành phần axit lipoic có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tuyến giáp.
Chị Hồng ưu tiên các món ăn thanh đạm, bổ dưỡng, ăn thêm nhiều các loại hạt như: Lạc, hạt điều, đỗ... Trước khi bị bệnh, chị bận rộn việc buôn bán ít quan tâm đến bữa ăn. "Có lúc ăn sáng khi gần trưa, ăn tối trước khi đi ngủ vì tham công tiếc việc. Từ khi khối u không mời mà đến, tôi quan tâm hơn bữa cơm gia đình, đúng giờ mọi người cùng ăn và nói chuyện", chị Hồng kể.
Những cuốn sách, bài báo không chỉ cho chị Hồng hiểu thêm về dinh dưỡng mà còn giúp người mẹ hai con biết cách chăm sóc gia đình qua mâm cơm, quý trọng những bữa ăn và thắp thêm lửa ấm trong căn bếp nhỏ.
Duy trì lối sống lành mạnh và kiên trì đối mặt với bệnh
Cũng qua sách báo, chị Hồng lần đầu tiên học những bài tập thể dục nhịp điệu để tăng cường sức khỏe. Những ngày đầu, cơ thể nhức mỏi, đứng lên còn khó nói gì đến luyện tập. Nhưng chị không nản, ngày đầu tập những động tác nhẹ nhàng trong 10 phút. Ngày thứ hai, thứ ba, chị tăng dần thời gian tập luyện lên. Gần nhà không có lớp học thể dục thẩm mĩ, yoga hay phòng tập, chị dậy thật sớm, tập luyện qua chương trình hướng dẫn trên ti vi rồi tự sửa động tác trước gương.
Tự tập hơn một năm, giờ chị Hồng đã thuộc nhuần nhuyễn các bài thể dục nhịp điệu. Mỗi ngày, bà mẹ hai con tập một tiếng buổi sáng, một tiếng buổi chiều. Con gái, con trai thấy mẹ chăm tập cũng hăng hái dậy tập theo.
Chị Hồng cũng dành thời gian chăm sóc cây cối trong vườn nhà như một thú vui. Những ngày cuối tuần, chị đi bộ để rèn luyện đôi chân, giúp cơ thể được thả lỏng.
Ngoài ăn uống, luyện tập khoa học, hơn một năm nay, chị Hồng được biết đến thực phẩm hỗ trợ điều trị u bướu Ancan. Theo lời giới thiệu, chị thấy sản phẩm phù hợp với những người u tuyến giáp như mình và quyết định sử dụng. Sau hơn một năm sử dụng Ancan kết hợp với ăn uống, luyện tập, chị Hồng đã dần lui bệnh, khối u nhỏ dần. Bệnh dạ dày của chị cũng thuyên giảm nhờ lối sống khoa học và tinh thần lạc quan.
Nhớ lại khoảng thời gian mới bị bệnh, chị Hồng vẫn không quên được những suy nghĩ tiêu cực, bi quan đã khiến mình yếu đi nhanh chóng. Sau biến cố lớn, chị nhận ra, lạc quan, bình tĩnh và kiên trì là liều thuốc quý giá nhất.