Tổng đài tư vấn
0812 903 903

7 yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, số trường hợp mắc mới đang ngày càng gia tăng. Do đó việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi và có biện pháp phòng tránh ngay từ ban đầu là điều cần thiết để bảo vệ bạn và gia đình.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư phổi bao gồm:

Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá

Hút thuốc lá được xem là yếu tố có nguy cơ hàng đầu gây UT phổi. Theo thống kê có tới 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi do nguyên nhân hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá.

Trong thành phần khói thuốc lá có chứa 7.000 hóa chất khác nhau, trong đó có trên 200 chất độc hại và có ít nhất 70 chất trực tiếp gây ung thư. Người hút thuốc lá có khả năng bị UT phổi cao gấp 15-30 lần so với những người không hút thuốc.

Nguy cơ mắc bệnh do thuốc lá phụ thuộc vào thời gian hút thuốc trong bao lâu, tuổi của họ khi bắt đầu hút thuốc và số lượng thuốc lá hút mỗi ngày. Thời gian hút thuốc và số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

7 yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi 1

Hút thuốc lá gây hại đến sức khỏe chính người hút và những người xung quanh

hotline

Không chỉ những người hút thuốc mới bị ảnh hưởng, mà những người hít phải khói thuốc lá do người hút thở ra hoặc khói bay ra từ điếu thuốc cũng phải gánh chịu tác hại của nó. Nguyên nhân này cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Tiếp xúc với khí radon

Radon là chất khí phóng xạ không màu, không mùi, không thể thấy bằng mắt thường, có trong tự nhiên như trong sỏi, đá. Những người làm việc trong khu hầm mỏ có nguy cơ tiếp xúc với khí radon. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với khí radon mà lại có thói quen hút thuốc lá thì càng đẩy nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng cao hơn.

Do cơ thể hấp thụ phải các chất hóa học độc hại

Đó là những chất hóa học độc hại mà cơ thể bạn hấp thụ mỗi ngày tại một số nơi làm việc, chẳng hạn như amiăng, thạch tím.

Amiăng là nhóm khoáng chất có trong tự nhiên, được sử dụng làm vật liệu xây dựng và trong một số ngày công nghiệp khác. Những người phải hít khí amiăng có trong không khí mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc UT phổi cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Đó là những người làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, xưởng dệt may, nhà máy đóng tàu...

7 yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi 2

Amiăng xuất hiện nhiều ở một ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Đặc biệt những người vừa phải tiếp xúc với amiăng, vừa hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.

Ngoài amiăng, thạch tín cũng là yếu tố độc hại làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh. Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ phải thạch tín thông qua nước uống có lượng arsenic cao.

Nguồn không khí ô nhiễm

Tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ gây ung thư phổi. Hiện nay, không khí đang ngày càng trở nên ô nhiễm hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người. Trong đó, các chất tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư bao gồm khí thải từ các động cơ diesel, benzen, một số hydrocarbon thơm đa vòng...

7 yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi 4

Nguồn không khí ô nhiễm ảnh hưởng rất nhiều đến lá phổi của chúng ta

Có tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi

Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh chị em từng mắc bệnh ung thư phổi, thì bạn cần phải đề phòng, nên đi khám sức khỏe định kỳ và khi cơ thể có những triệu chứng bất thường.

Những người đã từng bị ung thư phổi cũng không nên chủ quan vì bệnh có thể có nguy cơ tái phát trở lại.

Người có tiền sử mắc các bệnh phổi

Những người đã từng mắc các bệnh về phổi như viêm phổi, bệnh lao, bệnh tắc nghẽn mãn tính (COPD)... sẽ có nguy cơ mắc UT phổi cao hơn nhiều so với người bình thường.

Tiếp xúc với bức xạ

Những người đã từng tiếp xúc với bức xạ ion hóa cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt là đối với những người đã từng xạ trị vùng ngực để điều trị khối u ở vú.

Những người dân ở Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng của các bức xạ ion hóa xuất phát từ các vụ nổ bom nguyên tử.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop