Bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh đã phát triển nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như ho, khó thở, đau tức ngực, ho ra máu, sút cân. Hiện nay có khá nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư phổi. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám tầm soát nhằm chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị sớm.
Phương pháp phổ biến trong chẩn đoán ung thư phổi hiện nay là chụp X-quang lồng ngực, có thể nhìn thấy hình phổi hai chiều. Dựa trên kết quả chụp X-quang, bác sĩ có thể xác định được vị trí, hình dáng và độ lớn của khối u. Bên cạnh đó, kết quả chụp X-quang còn giúp đánh giá khả năng phẫu thuật UT phổi.
Phương pháp phổ biến trong chẩn đoán UT phổi hiện nay là chụp X-quang lồng ngực
Với phương pháp này, giúp bác sĩ quan sát được hình phổi ba chiều, có thể thấy nhiều chi tiết và chính xác hơn so với chụp X-quang thông thường, nhất là trong trường hợp khối ung thư nhỏ hoặc ở vị trí bị che lấp bởi trung thất hoặc cơ hoành, không thể quan sát được trên phim X-quang. Chụp CT Scan cho phép chẩn đoán chính xác hình ảnh khối u và hạch trung thất, đồng thời có thể đánh giá tình trạng khối u và di căn hạch.
CT Scan cho thấy hình ảnh ung thư phổi trái
Đây là phương pháp dùng ống soi mềm phế quản để có thể quan sát được vị trí và mức độ tổn thương trên cây phế quản, và kiểm tra xem có bị hẹp phế quản không, đồng thời bác sĩ có thể làm sinh thiết trong khi soi phế quản.
Phương pháp nội soi phế quản giúp chẩn đoán khối u ở phổi
Sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học được tiến hành trực tiếp trên khối ung thư trong lòng phế quản hoặc gián tiếp xuyên thành phế quản. Đây là phương pháp chẩn đoán xác định khối u và đánh giá khả năng phẫu thuật và mức độ cắt bỏ khối u ung thư phổi.