Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Bệnh nhân ung thư phổi nên và không nên ăn gì?

Cũng như những bệnh ung thư khác, để điều trị bệnh ung thư phổi hiệu quả, ngoài phương pháp điều trị, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng khoa học. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể tham khảo những kiến thức dưới đây để biết được bệnh nhân ung thư phổi nên và không nên ăn gì.

Bệnh nhân ung thư phổi nên và không nên ăn gì? 1

Dinh dưỡng góp phần quan trọng để điều trị UT phổi hiệu quả

  1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi là lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị, đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa để giúp dễ tiêu hóa.
  2. Đối với bệnh nhân ung thư phổi, phải tùy theo triệu chứng và tình trạng bệnh của từng người để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nếu triệu chứng chủ yếu là đờm nhiều, có thể căn cứ vào màu sắc của đờm, độ đặc của đờm và có dễ khạc ra hay không để quyết định kiêng kỵ những thứ gì.

  • Nếu bệnh nhân có đờm trắng ở trạng thái bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy, hoặc sợ lạnh: Kiêng ăn các thứ dầu mỡ ngậy béo, quá bổ dưỡng như thịt mỡ, gà béo, vịt béo, tôm, cua, cá hồi, các hải sản tanh. Không uống các đồ uống lạnh. Ngoài ra cần kiêng các thứ lấp khí sinh đờm như lạc, khoai lang, nếu không sẽ gây sinh đờm, làm bệnh nặng thêm.
  • Nếu đờm có màu vàng, tương đối đặc, khó khạc nhổ, kèm theo rêu lưỡi vàng và nhầy, nên chọn các thức ăn vừa hóa được đờm lại vừa có tác dụng thanh nhiệt như quả lê, đường phèn hầm củ cải, quả hồng... Kiêng ăn các thức ngậy béo (thịt mỡ), cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ chiên rán hun nướng (chả nướng, thịt quay, thịt xông khói…). Đồng thời cần kiêng hồ đào, lạc là những thứ bổ phế và thận.
  • Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thực phẩm trên, bệnh nhân còn phải kiêng các đồ ăn thô ráp (bánh mỳ, các ngũ cốc nguyên hạt) và cấm dùng đồ rán, nướng, quay, hun…
  • Nếu thể chất hư nhược, nên ăn uống các thứ ôn hòa, giàu dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa như thịt lợn nạc, thịt bò hầm suông, cháo hạt sen và ý dĩ, canh nấm linh chi. Trong khi tẩm bổ cũng cần coi trọng vấn đề kiêng kỵ.
  • Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, các thức ăn dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.
  • Nếu bên trong nhiệt, miệng khát, người gầy, lưỡi đỏ, khạc ra máu thì cấm ăn các thức cay, động hỏa, hại âm.
  • Nếu lưỡi bè, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhầy, mạch trầm và hoãn là tâm dương không phấn chấn, tỳ hư, thấp tụ, nên kiêng các thức dầu mỡ ngậy béo, mùi vị đậm.
  • Nếu người hư nhược đến độ phải dùng các thuốc bổ như nhân sâm thì cần kiêng ăn cải củ, uống trà đặc.
  • Người bị ung thư phổi đã xạ trị hoặc hóa trị nếu thấy xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hóa, chán ăn hoặc tiêu chảy thì nên ăn uống thanh đạm, dùng các thức ăn tươi mới, không có dầu mỡ, ăn thứ bổ vừa phải. Nếu không chú ý kiêng kỵ trong ăn uống thì chẳng những gây thêm các phản ứng nặng sau khi điều trị bằng phóng xạ và hóa chất mà còn gây ra sự suy thoái công năng tỳ vị, khiến bệnh tình nặng hơn.
  1. Bệnh nhân cần phải kiêng hoàn toàn thuốc lá.

Hút thuốc lá sẽ khiến hàm lượng vitamin ở từng bộ phận của đường hô hấp xuống thấp, khiến chứng ung thư khuếch tán hoặc bệnh tình nặng thêm. Hút thuốc lá sẽ làm tổn thương thêm lá phổi, khiến đờm thấp không ngừng sinh ra và ngưng tụ, gây ra ho, đờm nhiều, khạc ra máu, khí cấp tăng lên dữ dội, từ đó bệnh tình ngày càng xấu đi.

Bệnh nhân ung thư phổi nên và không nên ăn gì? 2

hotline
  1. Tránh các đồ uống có cồn như rượu, bia trong quá trình điều trị.
  2. Chế độ ăn ngoài đảm bảo protein còn phải đảm bảo đầy đủ vitamin. Nên ăn các trái cây giàu flavonoids, thực phẩm có chứa lutein cao như rau bina, cải lá, cải xanh, cà chua và trà xanh... để giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Bệnh nhân ung thư phổi nên và không nên ăn gì? 3

Tóm lại, bệnh nhân ung thư phổi phải coi trọng việc kiêng kỵ trong ăn uống. Không nên chủ quan đây là bệnh thuộc hệ hô hấp, không ảnh hưởng đến tiêu hóa, rồi không chú ý kiêng kỵ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí có thể làm tái phát hoặc khiến bệnh nặng hơn.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop