Tổng đài tư vấn
0812 903 903

8 biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, đang ngày càng phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Bởi hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, khi tế bào khối u đã di căn, và chỉ sống thêm được trong thời gian ngắn. Tuy nhiên đây là căn bệnh dễ phòng ngừa nhất trong các loại ung thư.

Ung thư phổi là căn bệnh có tỉ lệ mắc cao và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư. Vì vậy, bạn nên có những biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh hiệu quả.

8 biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi 1

Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc mới đang ngày càng tăng nhanh

Ung thư phổi thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới, người có thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ người trẻ không hút thuốc lá mắc bệnh đang ngày càng tăng. UT phổi giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Do đó phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên có các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi ngay từ ban đầu để bảo vệ lá phổi luôn khỏe mạnh.

Dưới đây là những cách phòng tránh bệnh ung thư phổi đơn giản và hiệu quả

Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc lá là tác nhân chính gây ung thư phổi. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới, có 85% bệnh nhân mắc ung thư phổi có hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có chứa 7.000 hóa chất, trong đó có trên 200 chất độc hại và có 70 chất gây ung thư.

Trong số tất cả các phương pháp phòng chống ung thư phổi, điều quan trọng nhất bạn nên làm ngay đó là bỏ hút thuốc, tránh xa môi trường có khói thuốc.  Đã có các dữ liệu nghiên cứu, thống kê cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 7-11 lần so với người không hút thuốc.

hotline

Các chuyên gia cho rằng, chức năng phổi sẽ được cải thiện sau 3 tháng bỏ thuốc lá. Hơn 30% các ca ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản có liên quan đến việc hút thuốc lá. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh việc bỏ thuốc lá là điều vô cùng cần thiết.

8 biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi 2

Thuốc lá chính là tác nhân chính gây K phổi

Hút thuốc lá không những gây UT phổi mà còn gây ra các bệnh ung thư khác như ung thư thanh quản, vòm họng, thực quản, dạ dày...

Do đó, không hút thuốc là biện pháp tiên quyết để phòng tránh bệnh ung thư phổi.

>> Thuốc Lenvima 4 mg/10mg điều trị ung thư tuyến giáp, ung thư thận, ung thư gan của Eisai - Ấn Độ.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

Cứ 10 người bị ung thư phổi thì trong đó có hơn 8,5 người có thói quen hút thuốc lá, còn 1,5 người còn lại thì cũng có tần suất cao thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, hay còn gọi là hút thuốc lá thụ động.

Người hút thuốc hấp thu khoảng 15% lượng khói thuốc lá, lượng còn lại sẽ thải ra môi trường xung quanh, khiến những người khác hít phải. Tiếp xúc với khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc UT phổi 20-30%. Khói thuốc gây hại đến sức khỏe mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chức năng phổi của trẻ chưa hoàn thiện.

8 biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi 3

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

Để phòng tránh bệnh, bạn hãy khuyên các thành viên trong gia đình và những người xung quanh nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho chính họ và những người xung quanh. Đồng thời hãy tránh xa những nơi có khói thuốc lá.

>> Thuốc Lenvanix 4mg điều trị bệnh ung thư gan, thận và tuyến giáp hiệu quả của Bangladesh

Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm

Không khí đang ngày càng ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp từ các nhà máy, khói phương tiện giao thông, nước thải sinh hoạt... Tất cả chúng đều chứa chất độc hại gây hại cho sức khỏe của chúng ta, trong đó có lá phổi.

Do đó, bạn nên chú ý khử trùng nơi ở sạch sẽ, tránh xa nguồn không khí ô nhiễm và hạn chế việc hấp thu các khí thải độc hại bằng cách đeo khẩu trang khi tham gia giao thông,...

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nhất là ở các đô thị, thành phố lớn. Bạn nên duy trì thói quen mang khẩu trang khi ra đường để hạn chế khói bụi và ô nhiễm không khí. Đồng thời, đây cũng chính là thói quen giúp ngăn ngừa ung thư phổi.

Giảm phơi nhiễm hóa chất

Có hơn 40 chất gây ung thư có trong môi trường làm việc tại các nhà máy, công xưởng... như amiăng, thạch tín (asen), crom, chì... Nếu do tính chất công việc, bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại, bạn nên tuân thủ các nội quy lao động, các quy định an toàn và bảo hộ lao động: trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động (áo quần, găng tay, mặt nạ phòng độc,...)

Ngoài ra, bạn nên kiểm tra mức radon trong nhà. Radon là chất phóng xạ nguy hiểm, là một trong những tác nhân nguy hiểm gây UT phổi. Radon hình thành do sự phân hủy tự nhiên của Uranium có trong đất, đá, nước xung quanh nhà bạn.

Hiện có hơn 40 chất gây ung thư có liên quan đến tính chất công việc như Amiăng, thạch tín, Crom và Niken... Và ung thư phổi cũng nằm trong số đó. Nếu bạn đang làm việc trong một môi trường tiếp xúc với các chất này, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn an toàn và khám sức khỏe định kỳ.

Ăn uống lành mạnh

Để phòng ngừa ung thư, bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều rau xanh, trái cây cung cấp các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt và hỗ trợ cơ thể đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư, trong đó có phòng ngừa bệnh ung thư phổi.

8 biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi 4

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

 

Uống nước chanh vào bữa sáng và trà thảo mộc vào buổi tối

Đây là một trong những cách giúp lọc sạch phổi hiệu quả. Phổi chính là màng lọc luôn phải tiếp xúc với đủ loại bụi bẩn, hóa chất độc hại từ môi trường bên ngoài. Vì vậy nên áp dụng các phương pháp detox phổi hàng tuần.

Mỗi sáng, nếu có thể bạn hãy bắt đầu bằng một cốc nước chanh. Nước chanh sẽ khiến bạn thấy no hơn, cũng như cung cấp cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng cần thiết mà độc tố từ khói thuốc, khói bụi lấy đi từ cơ thể bạn. Vào buổi tối, hãy uống các loại trà thảo mộc mà bạn thích như trà gừng, trà bồ công anh... Trà sẽ làm ấm người, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Hạn chế khói dầu nhà bếp

Bạn có biết việc tiếp xúc với nhiều khói dầu nhà bếp khi nấu ăn cũng có thể ảnh hưởng đến lá phổi của mình? Khi nấu nướng, khói sinh ra cũng có chứa những hóa chất độc hại mà bạn cần phải tránh và hạn chế tiếp xúc. Ở nhiệt độ cao, dầu thực vật có thể sinh ra một số chất độc hại gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là tim và phổi. Vì thế, lời khuyên cho bạn là tránh một số món ăn chiên xào.

 

Tập thể dục đều đặn

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cần có chế độ luyện tập đều đặn mỗi ngày nhằm giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng phòng ngừa ung thư.

Vận động thể chất thường xuyên và duy trì cân nặng là cách giúp bạn hạn chế được bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên không nên tập quá sức để tránh gây phản tác dụng. Bạn không cần phải chạy một quãng đường dài, mà hãy bắt đầu bằng việc đi bộ nhanh, hoặc tích cực tham gia các hoạt động leo núi hoặc bơi lội. Ngoài ra, tập thở sâu 30 phút mỗi ngày ở không gian thoáng đãng giúp loại bỏ độc tố trong phổi.

Sử dụng các sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Do hàng ngày, cơ thể chúng ta phải hấp thu rất nhiều các chất độc có trong thực phẩm, nguồn nước, không khí... Lâu dài sẽ gây hình thành nên các khối u. Do đó việc đào thải các độc tố trong cơ thể mỗi ngày là điều cần thiết nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào ung thư ngay từ ban đầu.

Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư cũng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Trong đó thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan với các thành phần thảo dược quý như cucurmin, cao linh chi, cao rau má, xạ đen, thông đỏ…. và một số khoáng tố vi lượng, tốt cho nâng cao hệ miễn dịch và tuần hoàn, tăng sức đề kháng, đồng thời giúp thanh nhiệt, giải độc, khử các gốc tự do, hỗ trợ giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa.

8 biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi 5

Ancan giúp đào thải độc tố, ngăn ngừa hình thành khối u do tác nhân oxy hóa

Khám sức khỏe định kỳ

Để đề phòng nguy cơ mắc bệnh, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người hút thuốc lá lâu năm, người có tiền sử gia đình mắc UT phổi, người trên 40 tuổi...

Hiện nay, các phương pháp chụp CT, X-quang, xét nghiệm máu... có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổi ngay từ giai đoạn sớm, khi chưa có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.

Tóm lại, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn và có tiên lượng tốt hơn, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop