Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên rất ít người có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này, thậm chí có nhiều người nghĩ rằng căn bệnh này có thể lây nhiễm qua tiếp xúc hàng ngày. Vậy ung thư gan có lây không? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn.
Nhiều người lo sợ ung thư gan lây nhiễm qua tiếp xúc: ăn uống, nói chuyện,...
Hiện nay có nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng ung thư gan có thể lây nhiễm qua con đường ăn uống, tiếp xúc, nói chuyện,… với nhau hàng ngày. Do đó mọi người thường dè chừng, phòng ngừa bằng cách không ăn uống chung, ngủ chung,… với người bệnh ung thư gan. Thậm chí, những người thân của bệnh nhân cũng xa lánh, khiến họ trở nên mặc cảm, bi quan hơn vì bệnh tật. Đó là một thông tin hoàn toàn sai lệch.
Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không? Các bác sĩ đã khẳng định rằng bệnh ung thư gan cũng như các bệnh ung thư khác đều hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc. Bản chất ung thư là sự sản sinh các tế bào ác tính tại vùng phát bệnh. Những tế bào đó luôn cần chất dinh dưỡng trong cơ thể để phát triển và thay thế dần các tế bào lành khác, khiến bộ phận đó không thể thực hiện đúng chức năng của mình. Khối u hình thành và phát triển nội trong cơ thể người bệnh, không phát tán ra ngoài qua đường hô hô hấp hay qua các con đường tiếp xúc khác. Do đó, ung thư thuộc nhóm các bệnh không lây nhiễm.
Xem thêm: Thực đơn cho người ung thư gan
Bản chất ung thư là sự sản sinh các tế bào ác tính tại vùng phát bệnh
Về nguyên nhân gây ung thư gan, các bác sĩ chuyên khoa cũng đã chỉ ra rằng căn bệnh này thường xuất phát từ rất nhiều yếu tố, song hầu hết nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý về gan như viêm gan siêu vi B, C, viêm gan do rượu, xơ gan, suy gan,… Ngoài ra cũng có một số tác nhân khác như gan bị nhiễm độc aflatoxin, nhiễm hóa chất, di căn từ các bệnh ung thư khác. Chứ hoàn toàn không có yếu tố lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi sống chung hay tiếp xúc với người bị ung thư gan.
Đối với những người bệnh bị ung thư do nhiễm virus viêm gan B, C thì virus có thể lây truyền từ bệnh nhân sang người lành thông qua các con đường: truyền máu, đường tình dục, từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Do đó để phòng ngừa ung thư gan, mỗi người cần nâng cao các biện pháp phòng ngừa các bệnh lý viêm gan siêu vi.
Các bác sĩ cũng cho biết chính những hiểu biết sai lầm về bệnh ung thư gan nhiều khi đã dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả bệnh nhân lẫn người nhà. Trong quá trình điều trị ung thư gan, sự động viên, quan tâm từ những người thân chính là “liều thuốc” tinh thần giúp bệnh nhân có thêm động lực và niềm hy vọng để vượt lên căn bệnh hiểm nghèo này. Do đó, chúng ta cần phải có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa đồng thời là chỗ dựa tinh thần, tiếp thêm động lực cho bệnh nhân.
K gan là bệnh không lây nhiễm
Người nhà nên thường xuyên gần gũi, trò chuyện với bệnh nhân, tránh để bệnh nhân ở một mình dẫn đến sinh ra các tâm lý lo lắng, sợ hãi, tủi thân. Đồng thời, luôn động viên, khích lệ tinh thần bệnh nhân, giúp họ suy nghĩ tích cực, lạc quan và luôn phấn đấu để chống chọi với bệnh tật.
Người nhà cần thường xuyên trò chuyện, gần gũi với bệnh nhân
Ngoài ra, người nhà cũng nên giúp bệnh nhân vận động cơ thể thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, đi dạo, tiếp xúc với môi trường bên ngoài hàng ngày để họ cảm thấy khuây khỏa hơn và quên đi nỗi đau của bệnh tật. Trong trường hợp người bệnh sức khỏe quá yếu, bắt buộc phải nằm một chỗ, người nhà cũng nên giúp họ thỉnh thoảng trở mình, làm vệ sinh cơ thể hàng ngày để tránh mỏi người và tránh gây lở loét cơ thể.
Xem thêm: