Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu nhưng đây cũng là loại ung thư về đường tiêu hóa có tiên lượng tốt nếu bệnh được phát hiện khi còn ở giai đoạn sớm. Bài viết sau sẽ giúp bạn nắm bắt được những dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu cùng với một số biện pháp điều trị phổ biến hiện nay.
Sự phát triển của khối u ở trực tràng qua 4 giai đoạn
Đây là một trong những triệu chứng sớm và quan trọng giúp bệnh nhân phát hiện bệnh. Khối u có thể gây kích thích khiến bệnh nhân đi vệ sinh thường xuyên, kèm theo các triệu chứng bất thường khác như táo bón, phân lỏng không thành khuôn do khối u cản trở đường đi của phân khiến phân không thể di chuyển và thoát ra ngoài qua hậu môn. Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện mót rặn, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài.
Triệu chứng đau bụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nếu nó đi kèm với tình trạng có nhu cầu đi đại tiện thường xuyên thì bạn nên cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1. Khi đó bạn nên đi khám để có kết quả chính xác nhất.
Đau bụng kéo dài là một trong những dấu hiệu bạn cần cảnh giác
Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi cũng là dấu hiệu thường gặp của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan vì nó cũng có thể là biểu hiện cho thấy sự tồn tại của khối u ở đại tràng.
Có khoảng 80-90% trường hợp mắc ung thư đại tràng có biểu hiện đại tiện ra máu, máu có thể có có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm kèm theo dịch nhầy.
Bạn cần chú ý nếu tình cờ phát hiện hoặc sờ thấy khối u nằm ở vị trí của đại tràng hay phía bên hạ sườn phải bởi đó có thể là triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu.
Bệnh nhân có thể sờ thấy khối u ở vị trí của đại tràng hay phía bên hạ sườn phải
Qua những dấu hiệu kể trên, bạn có thể thấy chúng khá giống với triệu chứng của các bệnh lý về đường tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, khi phát hiện thấy các dấu hiện bất thường trên thì bệnh nhân không nên chủ quan mà bỏ đi cơ hội phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng. Hãy đến các bệnh viện để khám và điều trị sớm nhất có thể.
Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1 giúp giảm các triệu chứng đau đớn và tăng cao tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị khối u đại tràng ở giai đoạn này phụ thuộc vào kích thước khối u, giai đoạn của bệnh, loại tế bào ung thư, sức khỏe và thể trạng của người bệnh. Các biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Đa số bệnh nhân ở giai đoạn này đều được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn đại tràng có chứa khối u, sau đó nối các phần đại tràng còn lại với nhau để bệnh nhân có thể đào thải các chất thải qua hậu môn một cách bình thường. Căn cứ vào kích thước và vị trí của khối u, bác sĩ sẽ quyết định cắt bao nhiêu phần đại tràng, thông thường khoảng 1/4 đến 1/3 của đại tràng sẽ được cắt bỏ. Trong quá trình phẫu thuật, nếu phát hiện ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận, chúng cũng có thể được cắt bỏ. Kết quả sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: kích thước khối u, độ xâm lấn của tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Có những bệnh nhân đã “tạm biệt” thành công khối u đại tràng sau phẫu thuật, nhưng bên cạnh đó cũng có những trường hợp không may khối u đã trở lại sau một thời gian. Do đó, sau phẫu thuật bệnh nhân cần theo dõi, khám sức khỏe định kỳ để đề phòng nguy cơ tái phát bệnh.
Hình ảnh khối u đại tràng ở giai đoạn 1
Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể còn sót lại sau phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã tiến hành loại bỏ toàn bộ khối u có thể quan sát thấy, nhưng đôi khi các tế bào ung thư đã lan vào các mô xung quanh hoặc lan vào các hạch bạch huyết và bị bỏ sót. Do đó, phương pháp hóa trị có thể giúp loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư đồng thời làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Phương pháp xạ trị thường ít khi được áp dụng trong điều trị ung thư đại tràng, nhưng có thể sử dụng trong điều trị ung thư trực tràng. Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị trước phẫu thuật để giúp thu nhỏ khối u hoặc thực hiện sau phẫu thuật nhằm làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Sau điều trị, bệnh nhân cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ trong nhiều năm để giúp theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật, đặc biệt là giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư tái phát.
Bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc đặc biệt sau điều trị để giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn, nâng cao thể trạng sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ khối u tái phát. Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên nắm rõ việc nên ăn và kiêng ăn những thực phẩm gì. Đồng thời cần có chế độ tập luyện, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý với tâm lý vui vẻ, lạc quan, tránh bực bội, cáu giận,…
Ngoài ra, để giúp nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân sau phẫu thuật cũng như sau hóa xạ trị, có thể sử dụng bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Đặc biệt, sau hóa trị, xạ trị, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc, chán ăn, mất ngủ,… Bệnh nhân có thể tham khảo và sử dụng thực phẩm bảo vệ Ancan được bào chế từ các thảo dược quý như Nghệ vàng, Thông đỏ, Linh chi, Xạ đen,… giúp bảo vệ hệ miễn dịch, tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật và hóa xạ trị đồng thời giúp ngăn ngừa, hạn chế sự hình thành, tái phát của khối u sau điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của các biện pháp điều trị Tây y.
Ancan được bào chế hoàn toàn từ thảo dược: Nghệ vàng, Linh chi, Xạ đen, Thông đỏ,...
Xem thêm: