Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Nguy cơ gây ung thư dạ dày tiềm ẩn trong lối sống hàng ngày

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư có tỷ lệ mắc phải cao tại Việt Nam. Do triệu chứng của bệnh thường mơ hồ và do tính chủ quan của người bệnh nên khi nhập viện, tình trạng bệnh thường đã ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày có thể xuất phát từ những thói quen trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Nguy cơ gây ung thư dạ dày tiềm ẩn trong lối sống hàng ngày 4

Hiện nay số lượng bệnh nhân mắc K dạ dày đang ngày càng tăng

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Cho đến nay, trong y khoa vẫn chưa xác định chính xác những nguyên nhân gây ung thư dạ dày, tuy nhiên đã nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này.

Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Và những người có điều kiện sống thấp hơn thường dễ mắc ung thư dạ dày hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới do hệ quả của thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên, gây nên những thương tổn ở dạ dày và thúc đẩy sự hấp thụ các chất độc hại gây ung thư. Những người thường xuyên có thói quen ăn đồ nướng, hun khói, tẩm nhiều gia vị (mặn, cay, nóng) sẽ làm tăng nguy cơ hình thành nên các tế bào ung thư đường ruột.

Nguy cơ gây ung thư dạ dày tiềm ẩn trong lối sống hàng ngày 3

hotline

Thói quen hút thuốc lá luôn tiềm ẩn nguy cơ gây nên ung thư

Các khối u dạ dày còn có thể xuất phát từ chứng viêm dạ dày mạn tính do nhiễm vi trùng Helicobacter pylori – loại vi trùng thường có trong dạ dày.

Ngoài ra, căn bệnh này còn liên quan đến yếu tố di truyền. Những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh UT dạ dày thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Ở giai đoạn sớm, bệnh hầu như không có biểu hiện rõ ràng, và bệnh nhân thường hiểu lầm đó là triệu chứng của các bệnh viêm loét dạ dày thông thường, và không thăm khám cẩn thận dẫn đến bệnh tiến triển nhanh hơn.

Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu vùng thượng vị, thường xuyên có cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và nôn, sút cân nhanh. Do đó, ngay khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường về tiêu hóa như trên, bệnh nhân nên đi khám để làm các xét nghiệm, chụp chiếu... nhằm xác định chính xác nhất nguyên nhân của bệnh và điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nặng hơn, đặc biệt là di căn khối u.

Nguy cơ gây ung thư dạ dày tiềm ẩn trong lối sống hàng ngày 2

Bệnh nhân mắc bệnh K dạ dày thường có triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn...

Điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh cao

Bệnh ung thư dạ dày tuy nguy hiểm và tiến triển nhanh nhưng vẫn có thể phòng ngừa và điều trị có kết quả tốt nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm khi chưa chuyển sang giai đoạn di căn. Để tầm soát ung thư nhằm phòng ngừa và phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ trải qua các xét nghiệm như xét nghiệm sinh hóa, X-quang, CT scan, ổ bụng, nội soi dạ dày...

Ung thư dạ dày được chia thành 4 giai đoạn, khi đã tiến triển đến giai đoạn 4, khối u có thể xâm lấn, di căn sang các cơ quan khác như gan, tụy, hạch bạch huyết... , khi đó tiên lượng rất xấu. Nếu bệnh không được điều trị rất dễ gây nên các biến chứng như nghẹt dạ dày, thủng khối u, xuất huyết khối u...

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với khối u dạ dày. Bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần, toàn phần hoặc có thể cắt thêm một số vùng xâm lấn xung quanh tùy thuộc vào mức độ xâm lấn của khối u. Khi khối u lan rộng không còn cắt bỏ được, dạ dày bị nghẹt, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để nối dạ dày và ruột non để thức ăn có thể lưu thoogn được như bình thường. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp khắc phục tạm bợ và tiên lượng rất xấu.

Sau khi điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật cũng như xạ trị, hóa trị..., bệnh nhân đều cần phải tiếp tục theo dõi bởi ung thư có thể âm thầm tái phát bất kỳ khi nào mà không gây nên triệu chứng gì bất thường. Do đó bệnh nhân sau điều trị vẫn nên tái khám định kỳ và khi cơ thể có những biểu hiện bất thường. Nếu bệnh tái phát, bệnh nhân cần tiếp tục điều trị bằng phương pháp thích hợp để tránh những biến chứng xấu hơn.

Những lưu ý đối với bệnh nhân ung thư dạ dày

Những ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân thường rất mệt, sức khỏe suy yếu, rất khó trong đường ăn uống, cần lưu ý về cách ăn uống sau mổ, và tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân sau điều trị là chán ăn, mất ngủ, sút cân nhanh. Do đó, người nhà bệnh nhân cần lưu ý có các biện pháp nhằm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân đồng thời hạn chế những tác dụng phụ của quá trình phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Nguy cơ gây ung thư dạ dày tiềm ẩn trong lối sống hàng ngày 1

Ancan là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành nên khối u. Đặc biệt, giúp tăng hiệu quả của quá trình điều trị bệnh: giảm tác hại của hóa xạ trị: giúp bệnh nhân ăn ngủ ngơn hơn, tiêu hóa tốt hơn, giảm nôn khan, không bị rụng tóc, giảm đau nhức mệt mỏi,...

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop