Cảnh giác ung thư dạ dày khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm, đứng hàng thứ 3 trong 10 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Uớc tính mỗi năm có khoảng 15.000 ca chẩn đoán mắc mới và khoảng 11.000 ca tử vong. Hơn 75% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, dẫn đến tỷ lệ tử vong do căn bệnh này rất cao.
UT dạ dày đứng hàng thứ 3 trong 10 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam
Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày
Triệu chứng của ung thư dạ dày thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là khi bệnh đang ở giai đoạn sớm.
- Triệu chứng của giai đoạn sớm bao gồm ăn không ngon miệng, có cảm giác buồn nôn sau ăn, khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị gây cảm giác khó chịu, sút cân không rõ nguyên nhân,...
Ăn không ngon miệng, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh
- Triệu chứng giai đoạn muộn: Thường xuyên đau bụng, đau bụng dữ dội uống thuốc giảm đau không đỡ, nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nuốt nghẹn, táo bón, xuất huyết dạ dày dẫn đến đại tiện ra phân đen...
Các trường hợp mắc ung thư dạ dày hầu hết phát hiện ở giai đoạn muộn
Do triệu chứng của giai đoạn đầu thường rất mơ hồ, không rõ ràng, cộng với tâm lý chủ quan của người bệnh, rất ít người đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám khi có dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa. Thông thường khi gặp các triệu chứng về đường tiêu hóa, bệnh nhân thường tự mua thuốc uống dựa trên triệu chứng và theo tư vấn của dược sĩ tại các quầy thuốc, chứ không đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Ngoài ra, bệnh nhân thường e ngại việc nội soi dạ dày bởi khi nội soi có thể gây nên những cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nội soi chính là phương pháp chủ yếu giúp chẩn đoán chính xác bệnh, đặc biệt là khi khối u còn ở giai đoạn sớm.
Do đó, hầu hết bệnh nhân UT dạ dày thường đi khám và phát hiện bệnh khi đã giai đoạn muộn, dẫn đến hiệu quả điều trị đã giảm đi rất nhiều, tiên lượng thấp.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư dạ dày
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với UT dạ dày. Tiêu diệt tận gốc vi khuẩn HP sẽ làm giảm tới 40% nguy cơ mắc bệnh. Vi khuẩn HP có liên quan với viêm dạ dày teo mãn tính. Người bệnh có tiền sử viêm dạ dày kéo dài có nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày tăng gấp 6 lần.
Vi khuẩn HP - nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, đặc biệt là UT dạ dày
- Chế độ ăn uống: Những người có thói quen ăn đồ muối lên men như dưa cà muối, cà muối và các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do đó, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, ít chất đạm, cung cấp nhiều chất xơ có trong rau tươi, trái cây sẽ giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
Đồ muối lên men chính là một trong những thủ phạm gây bệnh hàng đầu
- Hút thuốc lá cũng là yếu tố liên quan tới sự hình thành căn bệnh này. Mức độ ảnh hưởng của thuốc lá đến dạ dày của bạn phụ thuộc vào số lượng điếu thuốc bạn tiêu thụ mỗi ngày và hút trong thời gian bao lâu. Ngừng hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, trong đó có UT dạ dày.
- Những người đã từng phẫu thuật dạ dày cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn bởi phẫu thuật sẽ làm thay đổi độ pH bình thường của cơ quan tiêu hóa này.
- Do yếu tố di truyền, có tiền sử người trong gia đình từng mắc bệnh: có khoảng 10% số bệnh nhân chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền.
- Do phơi nhiễm phóng xạ: những người thường phải sinh sống hoặc làm việc, tiếp xúc với chất phóng xạ cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
- Do sử dụng rượu bia, các chất có cồn làm tiêu đi chất nhầy bảo vệ dạ dày, làm gia tăng các vết viêm loét dạ dày, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc bệnh.
- Tâm lý căng thẳng thần kinh bởi công việc, cuộc sống kéo dài trong thời gian dài, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày của bạn.
Phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Bạn nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với những người ngoài tuổi 40, cho dù không có bất kỳ triệu chứng bệnh tật nào. Khám sức khỏe sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật đang ẩn náu và điều trị kịp thời. Bạn hãy nên cảnh giác khi cơ thể có những triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa dù chỉ mơ hồ.
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh:
- Điều trị triệt để nhiễm trùng do vi khuẩn HP.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Tránh ăn các thức ăn có nhiều muối, các đồ muối lên men, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ nướng quay, thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói.
- Không ăn các thực phẩm bị nấm mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc bị nấm mốc.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin A, C giúp bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa ung thư.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương nếu có.
- Thải độc tố mỗi ngày giúp bảo vệ dạ dày và các cơ quan khác. Do cơ thể phải hấp thu hàng ngày các hóa chất độc hại từ thực phẩm, môi trường,... cho nên cần phải có biện pháp giúp đào thải độc tố, ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư.
Ancan là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ thảo dược với tác dụng thải độc toàn diện, giúp thanh lọc các độc tố trong cơ thể và tăng sức đề kháng, giúp giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa. Với thành phần lớn curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng, Ancan giúp bảo vệ dạ dày một cách toàn diện.