Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Bên cạnh vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh, chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong những yếu tố dẫn đến sự hình thành của căn bệnh này. Do đó, chế độ khoa học sẽ góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tỏi là một trong những gia vị quen thuộc trong căn bệnh của mỗi gia đình. Nhưng ít ai biết đến một trong những tác dụng của tỏi là tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt chất gây ung thư. Chất Allium có trong tỏi giúp ngăn chặn chất gây ung thư xâm nhập vào các tế bào cơ thể, đồng thời còn có tác dụng làm chậm sự phát triển các khối u.
Ăn tỏi mỗi ngày giúp bạn giảm nguy cơ mắc UT dạ dày
Theo điều tra dịch tễ học trên một nhóm người thường xuyên ăn tỏi sống, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp, bởi vì tỏi giúp làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit dạ dày, ngăn ngừa quá trình tổng hợp của amoni nitrit, do đó có tác dụng phòng chống ung thư.
Cà rốt là một trong những thực phẩm giàu beta carotene, không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, vòm họng, dạ dày, ruột, vú, tuyến tiền liệt.
Trong cà rốt có chứa Beta Carotene giúp chống oxy hóa
Trong súp lơ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng molipden giúp ngăn chặn sự hình thành nên dicyclohexylamine nitrate là một trong những chất gây ung thư. Ngoài ra trong súp lơ còn chứa sulphide – một loại men có tác dụng kích thích hoạt động của tế bào, từ đó giúp hạn chế sự hình thành của tế bào ung thư. Do đó, thường xuyên bổ sung súp lơ vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn phòng tránh ung thư dạ dày.
Để làm giảm nguy cơ hình thành nên các khối u, bạn nên ăn bổ sung các loại nấm như nấm hương, nấm đông cô, nấm kim châm, mộc nhĩ.
Trong nấm đông cô có chứa chất Polysaccharides, là một trong những chất có tác dụng chống ung thư hữu hiệu.
Không những vậy, trong nấm có chứa chất xơ, sợi thô và canxi cũng có tác dụng ngừa ung thư rất tốt, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cà chua được biết đến là một trong những loại quả giàu chất chống oxy hóa, bởi trong cà chua có chứa hàm lượng khá lớn lycopene, renieratene và nhất là lycopene có tác dụng trung hòa free radical trong cơ thể, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày.
Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Ngoài ra, ăn nhiều cà chua còn giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Ăn hành tây có tác dụng làm giảm hàm lượng nitrit dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra những người thường xuyên ăn hành sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn so với những người không ăn hành tây.
Thường xuyên ăn hành tây giúp bạn giảm nguy cơ mắc UT dạ dày
Ăn 70g mầm cải non mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí là UT dạ dày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong mầm cải tươi có chứa nhiều chất sulforaphane giúp sản sinh ra các enzyme chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa các hóa chất phá hủy DNA.
Để phòng ngừa ung thư, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố bạn không thể bỏ qua. Để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, phòng chống lại các yếu tố nguy cơ gây bệnh, bạn cần bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày những thực phẩm giúp chống ung thư, đặc biệt là các loại rau củ, trái cây tươi. Đồng thời cần tránh xa các món ăn, đồ uống có hại cho cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.