Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Bệnh u tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một trong những cơ quan dễ mắc các khối u bướu nhất hiện nay. Vậy u tuyến giáp là gì, những ai có nguy cơ mắc bệnh? Những kiến thức cơ bản về bệnh u tuyến giáp sẽ được đề cập đầy đủ trong bài viết sau.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến có hình con bướm, nằm ở cổ, đây là tuyến nội tiết quan trọng nhất, đóng vai trò sản xuất ra hormone giúp điều hành quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bệnh u tuyến giáp là gì 1

Tuyến giáp là tuyến có hình con bướm nằm ở vùng cổ

U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là tình trạng thay đổi cấu trúc, thậm chí cả chức năng của tuyến giáp, tạo thành một hay nhiều khối riêng biệt nằm trong lòng tuyến giáp, gây sưng và biến dạng vùng trước cổ.

Bệnh u tuyến giáp là gì 2

Nếu khối u ở tuyến giáp phát triển lớn, bệnh nhân có thể sờ thấy bằng tay

U tuyến giáp có thể là các khối u lành tính (hay còn gọi là adenomas) hoặc ác tính (ung thư tuyến giáp), trong đó u ác tính chỉ chiếm 4-7% trong tổng số trường hợp mắc bệnh.

Các khối u ở tuyến giáp được phân loại thành 2 loại: đơn nhân (chỉ có 1 nhân duy nhất) và đa nhân (gồm hai hoặc nhiều nhân). Thông thường, chúng ta chỉ có thể sờ thấy các nhân lớn nằm ở gần bề mặt, còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm rất khó để phát hiện thấy bằng tay, phải nhờ đến biện pháp siêu âm. Các nhân tuyến giáp thường phát triển bắt nguồn từ di chứng của viêm giáp hoặc phần còn sót lại sau phẫu thuật. Có những trường hợp thùy tuyến giáp một bên bị teo bẩm sinh, thùy còn lại sẽ phải phì đại để bù trừ, từ đó phát triển thành nhân giáp. Hầu hết các nhân là đặc, khoảng 15-25% là u nang chứa dịch.

hotline

Các triệu chứng của bệnh u tuyến giáp thường rất nghèo nàn, không rõ ràng, thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng gì. Do đó rất ít trường hợp phát hiện bệnh sớm, hầu hết bệnh nhân phát hiện khối u khi nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài. Phần lớn trường hợp được vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm vùng đầu cổ.

Phân loại u tuyến giáp

Adenoma tuyến giáp (u tuyến giáp lành tính):

Adenoma phát triển bắt nguồn từ sự bất thường của lớp trong, khối đó có chức năng như một cái nôi tạo ra hormone, nếu quá nhiều sẽ nên bệnh cường giáp, nếu quá ít sẽ gây suy giáp.

Ung thư tuyến giáp:

Đây là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên lại là loại ung thư có tiên lượng bệnh tốt, tỷ lệ sống của bệnh nhân cao, trung bình khoảng 90-95% nếu phát hiện và điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay nguyên nhân gây u tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố đã được chứng minh là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Bệnh nhân từng tiếp xúc với tia xạ đặc biệt là khi còn nhỏ.
  • Di chứng của bệnh viêm tuyến giáp hoặc sau phẫu thuật vùng cổ.
  • Do hormone trong cơ thể biến đổi, miễn dịch yếu.
  • Do yếu tố di truyền.

U tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bệnh u tuyến giáp là gì 3

Khi phát hiện khối u, bệnh nhân nên đi khám sớm để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất

Dù là u lành tuyến giáp, khối u cũng có thể đem lại rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến cổ bị phù, khối u phát triển to còn có thể gây chèn ép tại chỗ, gây nên các triệu chứng khó nuốt, nuốt vướng, khó thở, giọng nói khàn. Ngoài ra trong một số ít trường hợp, nhân tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nên quá nhiều hormone giáp, khiến người bệnh có các triệu chứng cường giáp như mệt mỏi, gầy, sút cân, hồi hộp, tim đập nhanh, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi. Đối với thể ác tính, nếu bệnh nhân không điều trị sớm có thể gây tử vong. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể gặp phải một số biểu hiện khác như nổi hạch quanh vùng cổ, đôi khi có thể chảy máu và gây bội nhiễm,…

Phương pháp chẩn đoán u lành tính hay u ác tính

Để chẩn đoán chính xác tính chất của khối u, ngoài việc khám lâm sàng, bệnh nhân thường được chỉ định làm xét nghiệm hormone và siêu âm tuyến giáp. Xét nghiệm hormone giúp kiểm tra xem có bị tăng trưởng cường giáp hay không, còn phương pháp siêu âm thì giúp xác định chính xác vị trí, kích thước của khối u, số lượng nhân và đặc tính của chúng. Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh bằng cách ghi hình tuyến giáp sau khi cho bệnh nhân uống dung dịch có chứa iod phóng xạ, chất này khi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp giúp hiện rõ hình ảnh tuyến này. Nếu iod phóng xạ chỉ tập trung tại nhân mà không có tại phần còn lại của tuyến giáp thì đó là nhân nóng, nguy cơ ác tính thấp. Trong trường hợp ngược lại, nếu thấy giảm hoặc không có chất phóng xạ tại nhân, thì đó là nhân lạnh, nguy cơ ác tính cao.

Để có thể xác định đó là u lành hay ác tính, bác sĩ cần làm thủ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, lấy mẫu tế bào sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm tế bào ác tính. Tuy nhiên, trường hợp ác tính chỉ chiếm khoảng 5% trong số các ca mắc bệnh u tuyến giáp. U tuyến giáp ác tính thường chắc, cứng, kích thước tăng nhanh, siêu âm thấy cấu trúc không đều và ghi hình phóng xạ thấy nhân lạnh.

Điều trị

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán là u lành hay ác tính, u đặc hay lỏng, kích thước, thành phần của khối u.

U lành tính:

Nếu khối u tuyến giáp có kích thước nhỏ (đường kính 1-2cm) thì có thể không cần điều trị nhưng bệnh nhân cần tái khám theo dõi khối u, chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hoặc khi có triệu chứng bất thường. Khi phát hiện thấy tế bào ung thư hoặc khối u tăng kích thước nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc trong vòng 6 tháng, nếu khối u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, nếu kích thước u vẫn tăng hoặc không giảm thì có thể sẽ phải phẫu thuật sớm. Nếu u có kích thước lớn (đường kính trên 4 cm) hoặc gây chèn ép, khả năng phẫu thuật cắt bỏ khối u cao. Với những nhân tuyến giáp lỏng (chứa dịch), bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút hết dịch, sau đó chọc lại để xét nghiệm tế bào. Khoảng 50% các nang nước tự tiêu đi sau khi chọc hút dịch một vài lần. Các u nang thường lành tính, tuy nhiên nếu u có kích thước lớn (có đường kính trên 4 cm) thì nên phẫu thuật.

U ác tính hoặc đang nghi ngờ ác tính:

Giải pháp được ưu tiên hàng đầu cho các bệnh nhân có khối u tuyến giáp ác tính là phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển nhanh, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định xạ trị iod phóng xạ I131 hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân, do đó cần xem xét kỹ trước khi quyết định có phẫu thuật hay không.

Ngoài các biện pháp điều trị trên, hiện nay bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị u tuyến giáp. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan là một trong những sản phẩm hỗ trợ hữu hiệu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị u tuyến giáp lành tínhung thư tuyến giáp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có thành phần được bào chế từ hải tảo, nấm lim xanh, khổ sâm, ba chạc, bán biên liên,… Đây là những vị thảo dược rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp, kết hợp đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop