U tuyến giáp là một trong những bệnh lý u bướu phổ biến hàng đầu hiện nay. Để điều trị u tuyến giáp hiệu quả, bệnh nhân cần được khám xác định chính xác tính chất, vị trí, kích thước,… của khối u.
Để chẩn đoán u tuyến giáp, sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân cần được chỉ định làm xét nghiệm hormone tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp… Phương pháp siêu âm giúp xác định chính xác vị trí, số lượng và kích thước của các nhân giáp, nhất là các nhân nhỏ; đồng thời giúp phân biệt được đó là nhân đặc hay nhân lỏng. Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh tuyến giáp bằng cách ghi hình tuyến giáp sau khi cho bệnh nhân uống dung dịch chứa iod phóng xạ. Iod phóng xạ khi đi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và giúp hiện rõ hình ảnh của tuyến này. Dựa vào phạm vi tập trung của iod phóng xạ tại nhân, sẽ xác định được đó là nhân nóng hay nhân lạnh, từ đó bác sĩ chẩn đoán được nguy cơ ác tính của khối u, giúp lựa chọn cách chữa u tuyến giáp phù hợp.
Ngoài ra để xác định chính xác đó là u lành hay u ác tính, bệnh nhân cần được làm thủ thuật chọc kim nhỏ vào nhân tuyến giáp để lấy mẫu mô đem kiểm tra dưới kính hiển vi, tìm tế bào ác tính. Khối u tuyến giáp ác tính thường có cảm giác cứng, chắc khi sờ, to nhanh, gây nên triệu chứng khó nuốt, khàn tiếng, thậm chí gây mất tiếng, siêu âm thấy cấu trúc không đều, ghi hình phóng xạ thấy nhân lạnh.
Phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
Phương pháp điều trị u tuyến giáp tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán u lành hay u ác tính, tính chất khối u (u đặc hay lỏng), kích thước khối u.
Nếu khối u có kích thước nhỏ, đường kính 1-2 cm thì bệnh nhân có thể không cần điều trị gì, chỉ cần theo dõi, tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ và chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hàng năm. Nếu phát hiện thấy tế bào ung thư hoặc kích thước khối u tăng lên nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh u tuyến giáp phổ biến hiện nay
Nếu khối u có kích thước trung bình (đường kính khối u 2-3 cm), bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị bằng hormone giáp L-T4 trong ít nhất 6 tháng sau đó đánh giá lại kết quả. Nếu khối u có xu hướng nhỏ đi (thường là u lành tính), bác sĩ sẽ tiếp tục cho điều trị và theo dõi. Ngược lại, trong trường hợp khối u to lên hoặc không nhỏ đi, bệnh nhân có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật.
Nếu kích thước khối u lớn hơn 4cm hoặc có gây chèn ép, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Bệnh nhân nên phẫu thuật sớm, có những trường hợp phải cắt toàn bộ tuyến giáp.
Trường hợp này bác sĩ sẽ chọc hút hết dịch, sau đó chọc lại để xét nghiệm tế bào. Trong đó, 50% trường hợp các nang nước tự biến mất sau khi tiến hành chọc hút dịch một vài lần. Các u nang thường là lành tính, nhưng nếu kích thước nang lớn, có đường kính trên 4cm thì nên phẫu thuật..
Có một số trường hợp u tuyến giáp lành tính có thể tự tiêu dần, nhỏ đi. Còn ở hầu hết bệnh nhân, các khối u đó thường tiến triển chậm, có nhiều trường hợp bệnh nhân có thể “sống chung” với nó, nhưng phải được theo dõi thường xuyên. Phương pháp phẫu thuật thường cho kết quả tốt nhưng bệnh nhân không nên lạm dụng.
Nếu khối u tuyến giáp là lành tính, bệnh nhân có thể "sống chung" với nó nhưng cần khám theo dõi thường xuyên
Ngoài các biện pháp điều trị Tây y, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung các thực phẩm tốt cho bệnh nhân tuyến giáp, tránh ăn các thực phẩm gây kích thích, làm tăng sự phát triển của khối u và hạn chế hiệu quả điều trị. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm được bào chế từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị u tuyến giáp. Việt Nam được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, trong đó có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng giúp tiêu khối u như Linh chi, Xạ đen, Trà xanh, Thông đỏ,… Thay vì sử dụng các nguyên liệu thảo dược thô, tự sắc nấu, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn các sản phẩm uy tín, được nghiên cứu bởi đội ngũ các nhà khoa học và sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và an toàn.
Xem thêm: