Hiện nay, một trong những biện pháp chính để điều trị u tuyến giáp là phẫu thuật. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân lo lắng, băn khoăn rằng mổ tuyến giáp có nguy hiểm không? Để hiểu hơn những ưu, nhược điểm của phương pháp này, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết sau.
Để đi đến quyết định có tiến hành phẫu thuật hay không, bác sĩ cần dựa trên nhiều yếu tố: vị trí, kích thước, tính chất của khối u, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân,… Đặc biệt, cần xác định chính xác đó là u lành tính hay ác tính.
Đối với khối u tuyến giáp lành tính, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị như sau:
Phẫu thuật cắt bỏ một bên thùy tuyến giáp có khối u
Với các trường hợp u tuyến giáp ác tính, phương pháp phẫu thuật được chỉ định áp dụng phổ biến hơn.
Trong các loại ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm tỷ lệ 70 – 80%, khối u thể này thường tiến triển chậm và hay di căn hạch cổ, tuy nhiên K tuyến giáp dạng này có tiên lượng khá tốt. Phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ để điều trị K tuyến giáp biệt hóa (thể nhú hoặc nang) khi khối u còn nhỏ và không có dấu hiệu lây lan ra bên ngoài tuyến giáp.
Tiên lượng sau mổ ung thư tuyến giáp khá tốt, đặc biệt là với bệnh nhân dưới 45 tuổi và có khối u kích thước nhỏ.
Khi phẫu thuật u tuyến giáp có thể xảy ra một số biến chứng, rủi ro cho nên bệnh nhân cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ rồi mới đưa ra quyết định nên mổ hay không.
Để lại sẹo sau mổ gây mất thẩm mỹ là một trong những hạn chế của phương pháp phẫu thuật
Do đó bệnh nhân không nên lạm dụng phẫu thuật tuyến giáp, chỉ nên phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.
Tuyến giáp nằm ở vùng cổ cho nên sau khi phẫu thuật tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng tới việc ăn uống trong quá trình hồi phục. Do đó, bệnh nhân và người nhà nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên bổ sung những thực phẩm gì.
Sau khi mổ u tuyến giáp xong, thường bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và đau ở cổ. Một số người sẽ cảm thấy khó nuốt do bị kích ứng từ ống thở chèn vào cổ họng lúc gây mê. Vậy nên khi đó bệnh nhân chưa nên ăn gì, có thể ngậm một mẩu đá lạnh để đỡ khô miệng đồng thời làm dịu cổ họng. Những bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn sau khi mổ nên bắt đầu uống nước từ từ. Người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, sữa, sinh tố hoa quả, bột yến mạch, các loại củ quả nghiền,… Nên uống nhiều nước trong và sau bữa ăn. Khi ăn nên nhai chậm, các thức ăn dạng đặc có thể cho vào máy xay nhỏ để dễ nuốt hơn.
Sau khi mổ một thời gian, khi bệnh nhân đã có thể ăn uống bình thường trở lại, nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đa dạng các loại thực phẩm. Nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt là các loại trái cây như dâu tây, cà chua, quả việt quất, quả mâm xôi, ớt chuông, cam, bông cải xanh, rau bina,… Vitamin C rất tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật, giúp chữa lành vết thương và hình thành mô sẹo.
Bệnh nhân sau mổ u tuyến giáp nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C
Ngoài ra, kẽm cũng là một loại khoáng chất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và củng cố hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn. Ngoài cung cấp kẽm từ các thực phẩm từ động vật, bệnh nhân có thể bổ sung kẽm thông qua các loại ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu.
Xem thêm: