Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Ung thư đại tràng có lây không?

Ung thư đại tràng có lây không?” là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm. Bài viết sau sẽ giải đáp cụ thể, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và tránh có những hiểu lầm, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân.

Ung thư đại tràng có lây không 1

Khi trong gia đình có người mắc ung thư, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân, đe dọa đến tính mạng của họ mà còn gây xáo trộn, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình. Người nhà bệnh nhân sẽ không thể tránh khỏi những lo lắng về sức khỏe của bệnh nhân cũng như những khó khăn trong cuộc sống của gia đình.

Bệnh ung thư đại tràng có lây không?

Hiện nay chưa có bằng chứng này cho thấy bệnh ung thư đại tràng có thể lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác qua đường ăn uống, đường máu, qua khí thở khi giao tiếp với nhau. Các nghiên cứu cũng chưa khẳng định chính xác nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến K đại tràng. Bệnh có thể khởi phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân như bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng hoặc polyp đại tràng mãn tính, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc do chế độ ăn uống không khoa học,…

Ung thư đại tràng có lây không 2

Hình ảnh đại tràng chứa khối u và đại tràng sau phẫu thuật

hotline

Cũng như các bệnh ung thư khác, ung thư đại tràng là bệnh không lây nhiễm. Ung thư là sự phát triển không bình thường của tế bào, khi chúng sản sinh, phân chia và tăng trưởng một cách không kiểm soát trong cơ thể. Ung thư có khả năng khởi nguồn từ bất kỳ một tế bào đơn lẻ nào trong cơ thể, sau đó các tế bào ung thư tiếp tục sinh sản, tăng trưởng và tạo ra tế bào mới ở các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Ung thư đại tràng có di truyền không?

Bệnh không di truyền từ bố mẹ sang con, nhưng con cái có thể sẽ thừa hưởng gen đột biến, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư đại – trực tràng, khả năng bị ung thư ở thế hệ sau cao gấp 2-3 lần so với người khác. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người từng mắc K đại tràng, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi thể trạng sức khỏe và giúp phát hiện sớm bệnh (nếu có), đặc biệt là khi bạn từng bị viêm đại tràng. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các kiểm tra như xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại tràng. Từ đó các bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp sau khi có kết quả kết luận chính xác bệnh.

Ung thư đại tràng có lây không 3

Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư đại - trực tràng, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ

Lời khuyên đối với người nhà bệnh nhân

Ung thư đại tràng có lây không 4

Sự chăm sóc từ phía người nhà là điều cần thiết giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả

Khi mang trong mình căn bệnh ung thư, bệnh nhân sẽ khó tránh khỏi việc thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên. Bệnh nhân có thể bị đau bụng, đi đại tiện ra máu, chán ăn, khó tiêu, chướng hơi, đầy bụng, sút cân hoặc có thể bị thay đổi về tâm lý. Do đó, hơn lúc nào hết, bệnh nhân cần có gia đình bên cạnh động viên, chia sẻ để giúp bệnh nhân vững vàng tinh thần hơn và có thêm nghị lực, kiên trì với các biện pháp điều trị để có thể chiến thắng được ung thư.

Xem thêm:

>>> Ung thư đại tràng sống được bao lâu

>>> Bệnh nhân ung thư đại tràng không nên ăn gì

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop