Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Mắc bướu tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì

Bướu tuyến giáp là một trong những căn bệnh phổ biến liên quan đến tuyến nội tiết. Ngoài các phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng khoa học cũng là một yếu tố quan trọng làm giảm bớt đi các triệu chứng, giúp bệnh nhân khỏi bệnh nhanh hơn. Vậy bệnh bướu tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì?.

1. Bướu tuyến giáp nên ăn gì?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nguyên nhân gây bệnh bướu tuyến giáp chủ yếu là do không bổ sung đầy đủ hàm lượng i ốt cho cơ thể. Mọi người có thể phòng ngừa và ngăn chặn bệnh này bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa nhiều i ốt và các dưỡng chất cần thiết nhằm hỗ trợ điều trị bướu giáp hiệu quả.

Các thực phẩm nên bổ sung như:

- Hải sản: Bướu giáp thường xuất hiện khi cơ thể hấp thu hàm lượng i ốt không đầy đủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tuyến giáp, khiến thực quản, khí quản bị chèn ép, gây khó nuốt, khó thở cho bệnh nhân. Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người mắc bệnh này nên tăng cường hấp thụ i ốt từ muối và các hải sản chứa hàm lượng i ốt cao như tôm, cua, sò, rong biển, ngao, hải tảo, cá biển,… nhằm ngăn ngừa và đầy lùi sự phát triển của bướu.

Bướu tuyến giáp nên ăn hải sảnBệnh bướu tuyến giáp nên ăn hải sản

>>>> Cách điều trị bệnh bướu tuyến giáp

- Bổ sung vitamin A: Khi cơ thể thiếu vitamin A sẽ làm cho khả năng tổng hợp hormone ở tuyến giáp bị rối loạn vì vậy nên cung cấp vitamin A bằng cách ăn nhiều cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích,....

hotline

- Củ quả có màu vàng và rau xanh thẫm: Các loại củ quả có màu vàng như gấc, cam quýt, cà rốt, khoai lang,... rất giàu vitamin A, giúp cải thiện được bệnh bướu giáp mà không lo để lại bất cứ tác dụng phụ nào. Các loại rau có màu xanh thẫm như rau diếp cá, rau ngót, mùng tơi,... chứa nhiều vitamin và hoạt chất senevol, được bác sĩ khuyên dùng thường xuyên trong quá trình điều trị bướu giáp. Người bệnh nên ăn nhiều trái cây tươi và rau củ đã qua chế biến.

- Các chế phẩm từ sữa: Các chế phẩm từ sữanhư sữa chua, phô mai,...chứa rất nhiều i ốt, canxi, vitamin B và protein có lợi cho người bệnh. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng tích cực đối với đường tiêu hóa, cải thiện khẩu vị, kích thích vị giác của bệnh nhân bướu tuyến giáp trong giai đoạn chán ăn

- Các loại đậu:  Đậu tây, đậu xanh, đậu hà lan chứa hàm lượng chất xơ và i ốt cao mà người bệnh được khuyên nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

- Khoai tây: Khoai tây là một trong những loại củ chứa nhiều i ốt nhất. Chế biến khoai tây, bao gồm cả vỏ mang lại lượng i ốt cần thiết cho mỗi bữa ăn. Hãy lựa chọn kỹ khoai tây chưa mọc mầm và không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu.

Bệnh nhân u tuyên giáp nên ăn khoai tâyBệnh nhân u tuyến giáp nên ăn khoai tây

>>>> U tuyến giáp

2. Bướu tuyến giáp kiêng ăn gì?

- Rau họ cải: Theo nghiên cứu, các loại rau họ cải có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate, và khi những hợp chất này được chia nhỏ sản xuất ra các chất phụ có tên là isothiocyanates. Isothiocyanates có thể tạo ra bệnh bướu cổ bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ và lấy đi i ốt của tuyến giáp. Do đó người bệnh bướu giáp không nên ăn các loại rau họ cải

- Đậu nành: Theo báo cáo của viện y tế quốc gia cho rằng: Đậu nành có những đặc tính kháng giáp và đặc tính này sẽ ngày càng tăng lên khi cơ thể thiếu iốt. Những thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành cần kiêng như: đậu phụ, sữa đậu nành, bao gồm cả một số mayonnaise và món salad.

Bệnh nhân bướu tuyến giáp không nên ăn đậu nànhBệnh nhân bướu tuyến giáp không nên ăn đậu nành

- Thức ăn nhiều chất béo, chế biến sẵn: Các loại thức nhiều chất béo và chế biến sẵn rất có hại cho sức khỏe của tất cả mọi người nói chung và bệnh nhân tuyến giáp nói riêng. Do đó, người bệnh cần kiêng ăn thức ăn chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ, không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn đóng gói, đóng hộp,....

  • Một số thực phẩm khác: Bên cạnh đó, người bệnh bướu giáp cũng không nên uống các loại đồ uống có cồn, ga, chất kích thích, không hút thuốc lá,....

>> Video chia sẻ kinh nghiệm của những bệnh nhân đã vượt qua ung thư tuyến giáp

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop